Sa thải lao động hợp pháp là thế nào?

Tránh trường hợp NSDLĐ lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của NLĐ tùy tiện sa thải trái pháp luật thì pháp luật về lao động có quy định rõ ràng các điều kiện để một quyết định sa là hợp pháp.

sa-thai-lao-dong-the-nao-moi-hop-phap

Sa thải lao động thế nào hợp pháp?

Trường hợp được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải

Theo quy định Điều 126 Luật Lao động 2012 và nội quy lao động mà NSDLĐ ban hành thì NSDLĐ chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với NLĐ khi:

Thứ nhất, NLĐ có mắc phải một loạt các hành vi: trộm cắp, tham ô tài sản của doanh nghiệp không kể giá trị tài sản là lớn hay bé; đánh bạc, sử dụng ma tuý, cố ý gây thương tích trong phạm vi nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ của NSDLĐ, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích, tài sản của NSDLĐ.

Thứ hai, trong thời gian bị NLĐ xử lý kỷ luật bằng hình thức kéo dài thời gian nâng lương hay bị xử lý cách chức mà lại phạm cùng một lỗi trước đó đã phạm với cùng mức độ lỗi và hành vi vi phạm.

Thứ ba, NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong khoảng 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc và có thêm điều kiện là không có lý do chính đáng khi nghỉ việc.

Như vậy, NLĐ chỉ bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải khi và chỉ khi NLĐ đã có hành vi vi phạm những trường hợp đã nêu trên. Và các trường hợp đó cũng được quy định trong văn bản nội quy lao động vì nội quy lao động là căn cứ trực tiếp để xử lý kỷ luật NLĐ.

Thủ tục sa thải NLĐ

Trình tự xử lý kỷ luật lao động đã được quy định cụ thể, chi tiết tại Điều 30 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:

  • Bước 1: Trong 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp, gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho tổ chức, cá nhận có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Bước 2: Tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự.

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua bởi các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản yêu cầu phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp và người lập biên bản. Nếu một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

  • Bước 3: Ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ.

Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động và cần được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, theo Nghề Luật để quyết định sa thải có giá trị pháp lý thì nó cần phải đáp ứng các điều kiện đã nêu ở trên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.