Cách rút khỏi thị trường nhanh nhất của một doanh nghiệp khi rơi vào tình trạng làm ăn thua lỗ dẫn tới mất khả năng thanh toán nợ đến hạn là tiến hành thủ tục phá sản. Vậy cần phải làm gì để tiến hành thủ tục này?
- Khi nào hộ kinh doanh được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh?
- Thủ tục nộp thuế diện tử áp dụng từ ngày 1/8/1016
Những việc cần làm khi tiến hành phá sản doanh nghiệp
Phá sản doanh nghiệp là gì?
Căn cứ vào quy định khoản 2 Điều 4 Luật phá sản 2014: “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”. Từ đó, có thể suy ra phá sản doanh nghiệp là tình trạng một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn tới rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị Tòa án ra quyết định buộc doanh nghiệp phải thanh lí tài sản để thanh toán các khoản nợ ấy.
Trình tự, thủ tục phá sản
So với quy định của Luật phá sản 2004 thì quy định tại Luật phá sản 2014 đã “cởi bỏ trói buộc” về mặt thủ tục cho việc phá sản doanh nghiệp. Cụ thể khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, chủ doanh nghiệp hoặc người có thẩm quyền trong doanh nghiệp phải tiến hành các bước sau:
Bước 1: Làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gửi đến TAND;
Bước 2: TAND xem xét thấy đủ điều kiện sẽ thụ lý đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản. Hoặc trả lại đơn với những đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không đáp ứng yêu cầu;
Bước 3: Tiến hành phục hồi hoạt động kinh doanh. Ở bước này, bằng chính năng lực của mình doanh nghiệp phải đưa ra được kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả nhất để được Hội nghị chủ nợ thông qua;
Bước 4: Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản sau khi bị đình chỉ thủ tục phục hổi hoạt động kinh doanh;
Bước 5: Cơ quan thi hành án thi tiến hành thanh lí tài sản, các khoản nợ theo quyết định tuyên bố phá sản.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp
Nội dung đơn gồm:
- Ngày, tháng, năm;
- Tên Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản;
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
- Họ và tên, địa chỉ của người làm đơn;
- Căn cứ yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Ngoài đơn yêu cầu còn phải có thêm các tài liệu, giấy tờ sau:
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 03 năm gần nhất hoặc trong toàn bộ thời gian hoạt động (đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động chưa đủ 3 năm).
- Bản giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán hay báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khôi phục doanh nghiệp;
- Bảng kê chi tiết địa điểm có tài sản, tài sản của doanh nghiệp;
- Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của người mắc nợ, chủ nợ, khoản nợ, khoản cho vay không có bảo đảm, có bảo đảm, có bảo đảm một phần đã đến hạn hoặc chưa đến hạn;
- Tài liệu, giấy tờ liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp;
- Kết quả thẩm định giá, định giá giá trị tài sản còn lại (nếu có);
- Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản có ghi rõ tên, địa chỉ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (nếu có đề xuất chỉ định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản)
Trên đây là các giấy tờ, tài liệu, thủ tục mà Nghề Luật đã liệt kê dựa trên các quy định mới nhất của pháp luật hiện hành cho bạn đọc tham khảo.