Khi nào hộ kinh doanh được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh?

Nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh thì điều đầu tiên mà hộ gia đình tính đến là mở thêm nhiều địa điểm kinh doanh. Nhưng không phải bất cứ hộ kinh doanh nào cũng có được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh.

Ho-kinh-doanh-ca-the-duoc-dang-ky-nhieu-dia-diem-kinh-doanh

Khi nào hộ kinh doanh được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh? 

Hộ kinh doanh là gì?

Theo quy định tại Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân/một nhóm người là các công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình thành lập, đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, có sử dụng tối đa 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì mỗi hộ kinh doanh chỉ được đăng kí kinh doanh tại 1 địa điểm duy nhất. Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định các trường hợp ngoại lệ.

Trường hợp hộ kinh doanh được đăng ký nhiều địa điểm kinh doanh

Từ Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP có nêu: “…Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh”. Suy ra, nếu hộ kinh doanh của bạn thuộc trường hợp hộ kinh doanh buôn chuyến lưu động được phép hoạt động kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký thì sẽ được phép kinh doanh tại các địa điểm ngoài địa điểm đã đăng ký nhưng phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới các cơ quan nhà nước có liên quan. Còn nếu hộ kinh doanh của bạn không thuộc trường hợp hộ kinh doanh buôn chuyến hoặc kinh doanh lưu động nhưng lại muốn thực hiện hoạt động trên nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau thì tốt nhất hãy tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

Bước 1: Làm Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh kèm theo nộp bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/CMT/Hộ chiếu vẫn còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2:  Tiếp nhận hồ sơ:

  • Nếu cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 03 ngày làm việc sẽ cấp Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh.
  • Nếu hồ sơ là không hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 ngày làm việc sẽ gửi thông báo sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền được cấp Giấy chứng nhận đúng hạn luật quy định là sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ, hộ kinh doanh không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.