Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng oan sai là gì?

Nhằm giải quyết vụ việc nhanh chóng để lấy thành tích mà nhiều cơ quan tiến hành tố tụng đi ngược lại nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng dẫn đến tình trạng oan sai tại các bản án càng ngày càng nhiều.

Thực trạng xử án oan sai

Theo thống kê từ liên đoàn luật sư, trong 3 năm (2011-2014), các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiến hành khởi tố, điều tra 219.506 vụ với 338.379 bị can nhưng trong đó có đến 71 vụ án oan sai khiến số tiền bồi thường tăng lên đến hơn 30 tỷ đồng. Dự tính con số này còn sẽ tiếp tục tăng do xuất phát từ tình trạng suy đoán sai nguyên tắc của cơ quan tố tụng.

Một trong những vụ oan sai gần đây nhất có thể kể đến là vụ án của cụ ông Trần Văn Thêm với 40 năm sống cùng tội danh giết em trai. Nội dung vụ án được nêu dưới đây:

bi-hai-trong-an-oan-sai-tran-van-them

Án oan sau 40 mưới năm mới được làm rõ của ông Trần Văn Thêm

Năm 1970, trên đường ông Thêm và người em họ Nguyễn Khắc Văn từ Bắc Ninh lên Vĩnh Phúc thu mua trám có nghỉ lại tại góc lều cắt tóc ven đường. Đêm đó, có đối tượng đã lẻn vào dùng búa đánh ông Văn bị thương và tử vong còn ông Thêm bị thương vào đầu rồi tẩu thoát với số tài sản cướp được của hai ông.

Vào năm 1972, khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm tại TAND tỉnh Vĩnh Phú (cũ), ông Thêm đã bị tuyên án tử hình về tội danh giết người cướp tài sản vì cho rằng ông Thêm chính là hung thủ. Mặc dù sau đó ông Thêm cũng một mực kêu oan nhưng TAND tối cao tại Hà Nội khi mở phiên tòa phúc thẩm vẫn giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Sau đó, vào năm 1984 hung thủ thực sự đã ra đầu thú và ông Thêm đã được minh oan nhưng mãi đến ngày 12/8/2016 TAND nhân dân tối cao mới công khai xin lỗi ông Thêm.

Thế nào là suy đoán… có tội ?

Thông thường khi chứng cứ buộc tội không đầy đủ, không vững chắc hoặc đang ở mức độ 50/50 thì cơ quan điều tra đáng ra phải suy đoán theo nguyên tắc có lợi cho bị can, bị cáo nhưng nay các cơ quan này lại đi ngược lại nguyê tắc trên – suy đón có tội bằng cách kéo dài thời hạn điều tra hoặc nếu có hết hạn điều tra, truy tố, xét xử mà không chứng minh được tội phạm thì cơ quan tố tụng sẽ áp dụng biện pháp “cố đấm ăn xôi bằng” thông qua việc kéo dài vụ án nhằm chứng minh cho bằng được “bị cáo” chính là tội phạm giống như vụ án nêu trên. Cơ quan điều tra không hề điều tra rõ ràng, cụ thể động cơ gây án, bản khám nghiệm tử thi… mà chỉ căn cứ vào các chứng cứ có ở hiện trường miễn cưỡng kết tội ông Thêm đề né tránh trách nhiệm bồi thường thiệt hại oan sai.

Né tránh trách nhiệm bồi thường oan sai

Như đã đề cấp ở trên, do xuất phát từ nguyên nhân cố tình suy đoán có tội cho “bị cáo” và tính chất xét xử độc lập của Tòa án nên việc liệu có áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để tuyên bị cáo không phạm tội hay không là do Tòa án quyết định. Do vậy, mới xảy ra tình trạng cơ quan tố tụng né tránh việc bồi thường thiệt hại bằng việc “ban ơn” cho người bị khởi tố oan thông qua các quyết định miễn trách nhiệm hình sự hoặc giải pháp an toàn là “trả hồ sơ hoặc hủy án để điều tra lại”.

Tóm lại, theo Nghề Luật, tất các những phân tích nêu trên nhằm nói lên chất lượng điều tra, xét xử án ở các cơ quan tưởng chừng là đại diện sự công bằng này quá yếu. Do đó, yêu cầu trước mắt và tất yếu hiện nay để giảm tình trạng này là nâng cao chuyện môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công quyền này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.