Tại thời điểm hiện tại, khi Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ quy định phạt 2 triệu đồng lỗi vi phạm vượt đèn vàng có hiệu lực, nhiều người phải đặt ra câu hỏi: Tại sao quy định này đến giờ mới có hiệu lực?
- Cục CSGT khẳng định được phép phạt vượt đèn vàng?
- Những quy định pháp luật cần lưu ý trong tháng 8
Phạt 2 triệu đồng lỗi vi phạm vượt đèn vàng có hiệu lực
Quy định 8 năm vẫn chỉ “nằm trên giấy”
Không phải bây giờ mới có quy định phạt đèn vàng. Lật lại Luật giao thông đường bộ 2008 thì sẽ thấy quy định về ứng xử khi gặp đèn vàng là “phải dừng lại trước vạch”. Nhưng mãi đến thời điểm trước khi Nghị định 46 có hiệu lực thì quy định này gần như chỉ nằm trên giấy.
Tại sao quy định này lại chỉ nằm trên giấy tận 8 năm để gây nên nhiều hậu quả đáng tiếc mà chúng ta đã phải chứng kiến đến như vậy?
Lý giải cho câu hỏi này, các nhà quản lý viện lý do là đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng nên dẫn đến những chậm trễ nhất định. Nhưng thực tế lại chỉ ra rằng, tình trạng của cơ sở hạ tầng không phải là yếu tố quyết định đối với hiệu quả lưu thông. Mà chính là nhờ có sự hướng dẫn, vận hành hợp lý từ người điều khiển giao thông trên nền tảng sẵn có đã giải quyết được.
Nhưng không thể đổ lỗi hết lên đầu các cơ quan quản lý, con số 8 năm đã chỉ rõ nguyên nhân chính khiến quy định này chỉ nằm trên giấy xuất phát từ sự chậm chạp của cả hai bên chủ thể: người dân – cơ quan quản lý nhà nước.
Xuất phát chính từ sự lơ là quản lý của cơ quan nhà nước?
Trờ lại với lý do cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đã nêu ở trên, có thể thấy đây là lý do hoàn toàn không thuyết phục. Bởi cải thiện cơ sở hạ tầng là câu chuyện không có hồi kết vì xã hội luôn vận động đi lên do đó thế hệ thống hạ tầng cũng luôn phải được nâng cấp. Cho nên thay vì đổi lỗi cho các lý do này nọ thì các cơ quan quản lý trước tiên nên biết nhìn nhận lỗi sai của mình.
Lỗi sai ấy bắt nguồn từ sự thiếu nghiêm túc trong việc phát huy vai trò quản lý của cơ quan chức năng. Chính sự lơ là thực hiện quy định ngay từ ban đầu đã khiến người tham gia giao thông hình thành tâm lý: khi đèn vàng sáng là dấu hiệu để đưa ra quyết định đi hay dừng, đứng giữa hai sự lụa chọn này, đa phần họ sẽ chọn đi càng nhanh càng tốt. Dần dần nhận thức này đã trở thành thói quen khó hay đổi ở mỗi cá nhân chứ chưa nói đến ở quy mô cộng đồng.
Hay do sự thiếu ý thức của những người dân?
Bản thân mỗi người cũng phải thừa nhận việc tuân thủ hay không tuân thủ các quy định của pháp luật 80% là phụ thuộc vào ý chí của con người. Vì thế không thể hoàn toàn “đổ” mọi lý do lên đầu cơ quan quản lý, chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận về “sự đóng góp” của mình đối với thực trạng giao thông hiện nay.
Cho dù đa số người dân đều có ý thức chấp hành tốt các quy định của luật giao thông, nhưng chỉ cần bộ phận nhỏ những người tham gia giao thông có ý thức kém thì toàn bộ hệ thống bao gồm cả những người chấp hành tốt quy tắc cũng đều phải hứng chịu hậu quả chung là sự ùn tắc và giảm hiệu quả lưu thông.
Từ những phân tích trên có thể thấy rõ cả hai bên chủ thể trong trường hợp này đều đang có lỗi. Cho nên, giải pháp phải xuất phát từ cả hai phía chủ thể này.
Trách nhiệm do ai cần thay đổi?
Sự thay đổi chỉ được diễn ra khi cơ quan quản lý phải thực hiện một cách nghiêm túc các trách nhiệm, nghĩa vụ công vụ của mình. Đổng thời, người dân – mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội phải tự giác, có ý thức trách nhiệm nhìn nhận và từ bỏ những hành vi ý thức kém khi tham gia giao thông.
Sự thay đổi của số đông luôn bắt nguồn và cần có sự thay đổi từ từng cá thể trong cộng đồng đó.