Thừa phát lại đã có cơ chế đảm bảo phát triển?

Nhằm phát huy vai trò, chức năng của nghề Thừa phát lại (TPL), tại buổi góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định (NĐ) sửa đổi, bổ sung NĐ về tổ chức và hoạt động của TPL đã đưa ra các quan điểm về cơ chế đảm bảo cho nghề này phát triển.

dan-bao-thu-phat-lai-phat-trien

Thừa phát lại đã có cơ chế đảm bảo phát triển?

Nội dung của buổi Dự thảo Nghị định

Với mục đích khắc phục phần nào những hạn chế trong thời gian thí điểm, tiếp tục phát huy những tác động tích cực của chế định TPL đối với đời sống kinh tế – xã hội, tạo thêm công cụ pháp lý giúp người dân bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo cơ sở pháp lý cho tổ chức, hoạt động của TPL được thực hiện trên phạm vi cả nước theo Nghị quyết số 107/2015/QH13. Tại buổi góp ý xây dựng Dự thảo Nghị định, có nhiều ý kiến được nêu ra với yêu cầu nên điều chỉnh theo hướng nâng cao tiêu chuẩn TPL tăng cường chất lượng, xây dựng đội ngũ TPL có chuyên môn, đạo đức và kỹ năng hành nghề. Cụ thể cần:

  • Tập hợp các quy định hiện hành về TPL;
  • Mở rộng phạm vi, thẩm quyền của TPL.
  • Mở rộng phạm vi điều chỉnh Nghị định sang việc thanh tra, kiểm tra và kiểm sát hoạt động của TPL;
  • Sử dụng cụm từ “Các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ nơi thực hiện chế định TPL” thay cho “Các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ nơi thí điểm chế định TPL”;
  • Nâng cao tiêu chuẩn bổ nhiệm TPL: có thêm chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề trong thời gian 6 tháng và trải qua 6 tháng tập sự hành nghề.
  • Bổ sung quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của TPL để làm rõ địa vị pháp lý của TPL, những việc TPL được làm và không được làm.

Tóm lại, theo tên gọi đề xuất trong buổi Dự thảo NĐ là “Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại” có thể thấy việc đảm bảo chú trọng phát triển TPL đang ngày được đề cao.

Mở rộng phạm vi đảm bảo điều kiện phát triển cho TPL

Đối với phạm vi điều chỉnh của dự thảo NĐ, các ý kiến đầu nhất trí giữ nguyên quy định hiện hành về 4 loại công việc TPL được làm gồm: tống đạt văn bản; lập vi bằng; xác minh điều kiện THA; tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Nhưng với từng công việc lại có những nội dung chi tiết dành cho TPL như:

  • Về phạm vi tống đạt của TPL điều chỉnh theo hướng cho phép các văn phòng TPL tự thỏa thuận, thống nhất địa hạt tống đạt với TAND, cơ quan thi hành án (THA) để tống đạt văn bản liên quan đến việc giải quyết các vụ án dân sự do đương sự trong các vụ án đó yêu cầu hoặc cho các đối tượng khác.
  • Về hoạt động lập vi bằng thì cơ bản giữ nguyên quy định hiện hành nhưng phải quản lý chặt chẽ hơn. Bằng cách thêm quy định TPL có quyền xác minh điều kiện THA (thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan THADS) trên phạm vi cả nước và được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan THADS cấp huyện và cấp tỉnh, đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án.

Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động hành nghề TPL, theo Đại diện Tổng cục THADS thì cần bổ sung một số quy định mở như chính quyền địa phương tạo điều kiện cho các văn phòng thuê trụ sở, có quy định bảo đảm tài chính tối thiểu cho người hành nghề TPL…

Theo Nghề Luật, kết thúc buổi họp, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã yêu cầu Cục Bổ trợ Tư pháp có đánh giá, rà soát pháp luật một cách toàn diện để từ đó đưa ra được các định hướng đúng đắn xây dựng NĐ, đảm bảo cơ chế phát trỉển cho TPL.

Nguồn: Baophapluat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.