Công tố viên nhận định, việc làm của Lương là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây sự cố y khoa nghiêm trọng tại Bệnh viện Hoà Bình.
- Phát hiện, bắt giữ và xử lý 6.344 vụ buôn lậu, gian lận thương mại tại Lạng Sơn
- Đài Loan bắt giữ nhiều lao động bất hợp pháp qua đường du lịch
- Nhiều tình tiết bất ngờ trong vụ vợ và con tử vong, chồng nguy kịch ở Đà Nẵng
Chiều 21/1, sau 7 ngày xét hỏi, đại diện VKSND thành phố Hoà Bình công bố bản luận tội với 7 bị cáo về hai tội Vô ý làm chết người và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
VKS đề nghị tuyên phạt Hoàng Công Lương án tù 36-42 tháng; Bùi Mạnh Quốc 4-5 năm tù về tội Vô ý làm chết người. Ở nhóm tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Trần Văn Sơn bị đề nghị phạt từ 42 đến 48 tháng tù, Trần Văn Thắng 36-42 tháng, Trương Quý Dương 30-36 tháng, Hoàng Đình Khiếu 36-42 tháng tù và Đỗ Anh Tuấn 36-42 tháng.
VKS đánh giá đây là vụ án y khoa gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Hai nữ kiểm sát viên tại toà
Theo tin tức pháp luật, cơ quan công tố cáo buộc, từ khi thành lập, đơn nguyên lọc máu (thuộc khoa Hồi sức tích cực) không có kỹ sư, kỹ thuật viên và không ai được phân công nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nước trong và sau khi lọc máu. Sau khi bệnh nhân được thăm khám, bác sĩ sẽ ra y lệnh chạy lọc thận khi thấy chỉ số sinh tồn của họ đảm bảo đủ điều kiện.
Cần sửa chữa thiết bị, đơn nguyên lọc máu sẽ đề nghị phòng vật tư phối hợp cùng các phòng, khoa thực hiện. Các lần sửa chữa thường vào chủ nhật để thứ hai tuần kế tiếp đơn nguyên lọc máu tiến hành chạy thận nhân tạo luôn mà không phải chờ xét nghiệm chất lượng nguồn nước, nghiệm thu bàn giao.
VKS nhận định vụ án có 7 bị cáo nhưng không có tính chất đồng phạm. Ví dụ như hành vi của Quốc và Lương là hai hành vi độc lập nhưng nếu thiếu một trong hai thì sự cố không xảy ra. Trong nhóm tội thiếu trách nhiệm, Sơn là người trực tiếp nên phải chịu hình phạt nặng nhất.
Qua quá trình xét hỏi công khai tại toà, VKS nhận thấy có dấu hiệu thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý của nguyên phó khoa Hoàng Công Tình nên kiến nghị HĐXX đề nghị cơ quan điều tra làm rõ hành vi này.
Nguyên nhân phạm tội cũng thấy sự buông lỏng quản lý nhà nước về thận nhân tạo của Bộ Y tế, Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa Hoà Bình. Để sự cố y khoa nghiêm trọng không xảy ra, VKS ch rằng cần áp dụng nghiêm khắc hình phạt của từng bị cáo trong vụ án để cảnh tỉnh, răn đe. VKS cũng đề nghị những người theo dõi vụ án không cổ xuý cho hành vi phạm tội.
Hoàng Công Lương có “hành vi nguy hiểm”
Hoàng Công Lương là bác sĩ chuyên khoa I, là bác sĩ điều trị chuyên môn chính cho 18 bệnh nhân ngày 29/5/2017 ở đơn nguyên thận nhân tạo. Lương có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh và được đào tạo kỹ thuật lọc máu cơ bản.
Theo công văn trả lời của Sở Y tế, Lương có đủ điều kiện hoạt động độc lập, đủ quyền ra y lệnh chạy thận. Lương được trưởng khoa phân công nhiệm vụ điều trị chuyên môn ở đơn nguyên thận nhân tạo. Ngoài vai trò bác sĩ chuyên môn điều trị, anh cũng trực tiếp ký đề xuất sửa chữa hệ thống lọc nước RO.
Hoàng Công Lương
Lương buộc phải biết tầm quan trọng của nguồn nước và biết trước, trong và sau khi sửa chữa phải kiểm tra chất lượng nước và hoá chất tồn dư. Anh cũng biết trưởng khoa phải chịu trách nhiệm nguồn nước song khi chỉ nghe điều dưỡng viên thông báo đã ra y lệnh chạy thận mà không báo cáo lãnh đạo.
Đơn nguyên thận nhân tạo có hai hệ thống lọc nước RO, có thể chạy thay thế nên đây không phải là tình thế cần thiết. Bởi vậy, với vai trò, trách nhiệm của mình, Lương hoàn toàn có quyền không cho các điều dưỡng viên thực hiện chạy thận cho các bệnh nhân.
“Hành vi nguy hiểm” của Lương chính là nguyên nhân dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm 9 người chết nên đủ yếu tố cấu thành tội Vô ý làm chết người.
Bị cáo Bùi Mạnh Quốc (nguyên giám đốc công ty Trâm Anh) là người trực tiếp sửa chữa hệ thống lọc nước RO ngày 28/5/2017 ở đơn nguyên thận nhân tạo. Trong quá trình sửa chữa, Quốc tự ý thay thế vật liệu lọc, dùng hỗn hợp chất axit HF và HCL (đây là hoá chất chưa được Bộ Y tế thẩm định) để sục rửa màng lọc.
Ngày 29/5/2017, khi chưa lấy mẫu nước đi xét nghiệm Quốc vẫn mặc cho các bác sĩ đưa máy chạy thận ở đơn nguyên vào vận hành dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Bị cáo Trần Văn Sơn là viên chức hợp đồng không xác định thời hạn ở phòng vật tư. Sơn được tưởng khoa giao nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị ở đơn nguyên thận nhân tạo. Tuy nhiên, khi sửa chữa ngày 28/5/2017, Sơn không có mặt giám sát mà chỉ trao đổi qua điện thoại với người thực hiện. Khi biết nước chưa xét nghiệm anh cũng không ngăn các bác sĩ dừng máy chạy thận khiến xảy sự cố làm 9 bệnh nhân tử vong.
Bị cáo Trần Văn Thắng (nguyên trưởng phòng vật tư) trong thời gian dài đã buông lỏng quản lý, không làm hết trách nhiệm được giao, thiếu quản lý thiết bị để mặc hệ thống RO bị sử dụng một cách tuỳ tiện. Ông Thắng chưa bao giờ trực tiếp đến kiểm tra hệ thống ở đơn nguyên thận hay đề xuất lãnh đạo về những thiếu sót trong quản lý hệ thống RO. Ông cũng không có biên bản cụ thể bàn giao cho cá nhân quản lý thiết bị theo quy định.
Ngày 29/5/2017, ông Thắng chỉ nghe Sơn báo cáo hệ thống sửa chữa xong mà không trực tiếp đến kiểm tra hệ thống để gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Bị cáo Hoàng Đình Khiếu (nguyên phó giám đốc bệnh viện kiêm trưởng khoa hồi sức tích cực) phải chịu trách nhiệm kiểm tra nguồn nước và phải biết rõ tầm quan trọng của nước RO. Tuy nhiên, ông Khiếu không tham mưu với lãnh đạo bố trí nhân lực để mặc hàng ngày, điều đưỡng nào đến trước sẽ khởi động hệ thống lọc nước RO.
Ông Hoàng Đình Khiếu
Ở đơn nguyên thận nhân tạo không có kỹ sư, kỹ thuật viên nhưng ông Khiếu không phân công bác sĩ, điều dưỡng nào chịu trách nhiệm nào của nguồn nước và hệ thống RO. Ông có trách nhiệm kiểm tra, phối hợp cùng trưởng phòng vật tư kiểm tra thiết bị y tế. Nhưng từ khi thành lập đơn nguyên đến khi xảy ra sự cố, trưởng khoa không kiểm tra dẫn đến đơn nguyên thận nhân tạo tuỳ tiện sử dụng hệ thống.
Ông Khiếu khai ngày 29/5/2017 chưa được báo cáo và thấy hệ thống chưa sửa chữa xong nên chưa đi kiểm tra. Tuy nhiên, VKS bác bỏ điều này và nhận định rằng ông Khiếu chưa bao giờ đi kiểm tra. Lẽ ra bị cáo phải sâu sát kiểm tra để chấn chỉnh sai phạm và không cho hệ thống RO số 2 đưa vào sử dụng sau sửa chữa khi chưa có xét nghiệm nước.
Bị cáo Trương Quý Dương, cựu giám đốc Bệnh viện đa khoa Hoà Bình, phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động song đã buông lỏng quản lý để cấp dưới xảy ra sai phạm trong thời gian dài. Để đơn nguyên lọc máu hoạt động mà không có kỹ sư, kỹ thuật viên kiểm tra nguồn nước và hệ thống lọc nước RO.
Ông Dương ký quyết định thành lập đơn nguyên lọc máu hoạt động theo quy chế bệnh viện. Tuy nhiên, ông không bố trí đầy đủ nhân lực, không phân công ai ở đơn nguyên chịu trách nhiệm về nguồn nước để mặc hệ thống RO sau sửa chữa đưa vào hoạt động ngay mà không phải kiểm tra nguồn nước. Từ năm 2014, ông không bố trí người phụ trách đơn nguyên lọc máu dẫn đến sự không rõ ràng về nhân sự ở đơn nguyên này.
Bị cáo Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc Công ty Thiên Sơn) trực tiếp ký hợp đồng số 315 về sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống RO2 với Bệnh viện đa khoa Hoà Bình nhưng lại ký hợp đồng 05 với Bùi Mạnh Quốc để anh ta thực hiện.
Ông Tuấn sau đó không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, không thông báo nội dung hợp đồng 315 cho Quốc biết, bỏ mặc anh ta tự thực hiện việc sửa chữa.
VKS xác định, hợp đồng 05 được Thiên Sơn ký với Quốc sau khi xảy ra sự cố chứ không phải ký trước. Ông Tuấn không giám sát và cũng không nhắc Quốc về đảm bảo nguồn nước để sau sửa chữa, máy đều đưa vào sử dụng mà chưa có kết quả xét nghiệm nước và bàn giao nghiệm thu.
Nguồn: ngheluat.edu.vn