Nếu nhìn vào các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay thì quan điểm ép luật sư phải tố cáo hành vi phạm tội của thân chủ là rất phi lý.
- Mối quan hệ giữa tham nhũng và tâm thần
- Tự phát hiện khai sai thuế nhập suất khẩu có bị xử phạt?
- Thừa phát lại đã có cơ chế đảm bảo phát triển?Điều luật ép luật sư tố giác thân chủ
Điều luật ép luật sư tố giác thân chủ
Những người ủng hộ quan điểm này muốn luật hoá nó trong Bộ luật Hình sự 2015, lồng nó vào tội không tố giác tội phạm.
Theo kiến thức pháp luật tội không tố giác tội phạm đã từng nằm trong các bộ luật hình sự của hệ thống thống luật Anh– Mỹ, và là một tội tiểu hình .
Hệ thống luật dân sự của châu Âu cũng có điều luật tương tự. Và đúng như đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy tỉnh Bắc Kạn đã phát biểu, điều luật này vốn thường được áp dụng với các tội phản quốc vào thời các chế độ quân chủ. Nhưng đến hiện tại, nó đã bị xóa bỏ hoặc được thay thế bằng các điều luật khác, ví dụ như tội đồng phạm hoặc che giấu tội phạm một cách cố ý .
Điều đó nghĩa là, tại các nước pháp quyền, không một ai kể cả luật sư, có nghĩa vụ phải tình nguyện tố giác tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự khi không làm điều đó. Trong khi đó ở Việt Nam, phạm vi áp dụng của Điều 19, BLHS 2015 – Tội không tố giác tội phạm lại rất rộng, gồm tất cả chúng ta.
Khoản 1 của Điều luật 19 quy định nếu ai biết rõ tội phạm đang chuẩn bị thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm.
Khoản 2 của Điều luật 19 quy định, ông, bà, cha, mẹ, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải tố giác các tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
Theo khoản 2, khoản 3 Điều 19 quy định là điều khoản đang gây tranh cãi tại Quốc hội, luật sư phải tố giác các tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội xâm phạm an ninh quốc gia của thân chủ khi thực hiện nghĩa vụ bào chữa.
Việc một người không tố cáo tội phạm hoàn toàn khác với hành vi giúp đỡ, che giấu người phạm tội. Vì người biết về hành vi phạm tội của một người khác không đồng nghĩa với việc họ cũng tham gia hoặc giúp đỡ tội ác được thực hiện.
Đặc quyền của mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ
Đặc quyền của mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ
Những ý kiến của các đại biểu phản đối quan điểm của bà Nguyễn Thị Thuỷ tập trung phần lớn vào vấn đề đạo đức nghề nghiệp của luật sư. Theo đó, khi Điều 19 được ban hành thì luật sư vẫn không nên là đối tượng bị áp dụng.
Quan điểm này dựa trên hai nguyên tắc
Nguyên tắc 1, quyền im lặng của luật sư xuất phát từ quyền im lặng của bị can, bị cáo. Vốn dĩ bị can, bị cáo không phải khai báo bất kỳ điều gì về bản thân. Bị can, bị cáo cần luật sư, trong hầu hết các trường hợp là thuê luật sư, không đủ kinh nghiệm kỹ năng để bảo vệ quyền của mình, chứ không phải để luật sư đem thông tin cá nhân đi nói cho người khác biết.
Nguyên tắc 2, mối quan hệ giữa luật sư và thân chủ được bảo vệ bởi đặc quyền về bảo mật thông tin, dù là vụ án hình sự hay dân sự. Đây cũng là nguyên tắc đạo đức của nghề luật, được các đoàn luật sư quy định.
Luật sư và thân chủ cần có đặc quyền về bảo mật thông tin, vì đó chính là điều kiện tối cần thiết để thiết lập sự tin tưởng tuyệt đối giữa họ. Đặc biệt, trong các vụ án hình sự, nghi phạm sẽ không thể tin tưởng nhân viên điều tra để cung cấp tất cả thông tin, vì họ sợ sẽ có thông tin gây bất lợi. Vì thế, luật sư biện hộ chính là người mà nghi phạm tin tưởng nhất. Vậy thì làm thế nào để khiến một người tin tưởng và chia sẻ tất cả thông tin với luật sư, kể cả những thông tin bất lợi hay có thể gây ra tranh cãi?
Theo tin tức pháp luật, trong hệ thống tư pháp tại các nước, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ, thông tin trao đổi giữa luật sư và khách hàng được bảo vệ bởi đặc quyền của quan hệ giữa luật sư và thân chủ. Nguyên tắc bảo vệ tuyệt đối bí mật về thông tin của khách hàng còn là một quy tắc đạo đức của nghề luật sư.
Để đảm bảo nguyên tắc này, khi được thân chủ chia sẻ thông tin trong phạm vi mối quan hệ luật sư với thân chủ, thì luật sư không bị bắt phải tố cáo thân chủ và không phải chịu trách nhiệm hình sự về việc biết mà không tố giác tội phạm.
Ngược lại, luật sư có nghĩa vụ phải giữ bí mật tuyệt đối về thông tin đó. Nếu luật sư phá vỡ nguyên tắc thì có thể phải đối mặt với việc bị luật sư đoàn kỷ luật hoặc bị thân chủ khởi kiện.
Nguồn: ngheluat.edu.vn