Nghề Luật đặc thù là ngành liên quan đến chính trị, do đó nếu bạn có quyết tâm theo học chuyên ngành này thì cần có cái nhìn sâu rộng hơn về tất cả mọi mặt.
- Mối quan hệ giữa tham nhũng và tâm thần
- Tự phát hiện khai sai thuế nhập suất khẩu có bị xử phạt?
- Thừa phát lại đã có cơ chế đảm bảo phát triển?
Nghề Luật đòi hỏi người học phải mạnh mẽ, công tư phân minh
Quan điểm của sinh viên trước khi chọn nghề luật
Để trở thành một Luật sư giỏi, trước hết các cử nhân sau khi tốt nghiệp phải là người am hiểu Kiến thức pháp luật, đồng thời phải xác định tư tưởng và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, những người đã thành công trên con đường Luật pháp.
Nếu bạn vẫn đang còn quan điểm sao làm được nghề luật khi không giỏi học thuộc lòng” thì đấy là một suy nghĩ sai lầm. Mặc dù ngành luật là ngành khoa học xã hội những phải đòi hỏi có tư duy chính xác, cần có sự logic rõ ràng và rành mạch, đồng thời phong cách làm việc thật sự khoa học, mang đúng tính chất người làm chính trị. Làm nghề luật phải nắm vững những quy định của pháp luật nhưng không phải nhớ hết các điều khoản hay nội dung nguyên văn của điều luật hay bộ luật đó. Chúng ta hiểu đơn giản rằng, Luật pháp nước ta rất dài, hay có sự thay đổi và đầu óc của chúng ta không thể nhanh nhạy nhớ hết được mà chúng ta cần phải tư duy, thấm nhuần mới có thể vận dụng được Luật pháp vào các công việc thực tế. Không có một khuôn mẫu nào có thể phù hợp với tất cả, Luật pháp cũng vậy, cần có sự thay đổi để phù hợp với các cơ chế thị trường.Tuy văn bản pháp luật thật sự cứng nhắc nhưng việc áp dụng các quy định cần phải mềm dẻo và linh hoạt, có tình có lý cũng như đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Nghề Luật đặc thù là nghề chính trị, khô khan ít tình cảm
Nghề luật – ít tình cảm và khô khan
Trong cuộc sống khi bàn đến sự bất công hay một vấn đề nào không minh bạch thì nhiều người hay nghĩ đến pháp luật, do đó Nghề luật được coi là nghề trong sạch mang tính chất công bằng, truyền đạt những Luật pháp của Nhà nước đến nhân dân. Một khi bạn đã trở thành một luật sư bạn sẽ gặp gỡ rất nhiều tầng lớp trong xã hội cũng như tiếp xúc với sự bất công, bất hạnh của con người thì lúc đó Luật sư như một người truyền đạt các xử lí và hành pháp theo đúng Luật pháp Việt Nam, đồng thời giúp họ lấy lại công bằng.
Để hiểu được tận tình nguyên nhân cũng như lý giải được bản chất sự việc thì bạn cần hiểu được các vấn đề pháp lý, đồng thời phải có sự đồng cảm với những đau khổ, bất công người khác phải gánh chịu. Niềm vui nỗi buồn của người làm Luật gắn liền với vui buồn của người khác. Đối với những tội ác ghê tởm, khi tuyên ra mức án cao nhất là tử hình đúng với tội trạng nhưng nhiều thẩm phán tâm sự: nỗi ám ảnh vẫn theo họ trong nhiều đêm trước khi bản án được quyết định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa để cho tình cảm lấn át lý trí của họ, ảnh hưởng đến công việc. Người hành Luật đầu tiên phải công tư phân minh, hiểu rõ phải trái và làm đúng công việc không được để tình cảm hay tình thương làm lấn át lý trí.
Tuy nói rằng ngành Luật là ngành vô tình nhưng đặc thù công việc như vậy, do vậy nếu sinh viên quyết tâm theo đuổi nghề Luật thì cần xác định tư tưởng ngay từ đầu, đồng thời trau dồi, tích lũy kiến thức trong những năm ở giảng đường Đại học để sau này vận dụng vào công việc tốt nhất.
Nguồn: ngheluat.edu.vn