Việc nhờ mang thai hộ không nhờ mục đích nhân đạo có thể cấu thành tội phạm tại Điều 187 Bộ luật hình sự “Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” với mức hình phạt cao nhất là 05 năm tù.
- Hiếp dâm mẹ bạn: Nam sinh bị kiện đòi bồi thường danh dự
- Nghi 152 du khách Việt bỏ trốn: Đội đặc nhiệm vào cuộc tìm kiếm
- Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa bị cấp dưới kiện lên TAND Tối cao
Có thể bị phạt 5 năm tù khi nhờ người mang thai hộ
Vợ chồng anh chị tôi hiếm muộn đã lâu và có nghe thông tin là hiện nay pháp luật cho phép mang thai hộ nên đã nhờ một phụ nữ ở quê đang khó khăn mang thai hộ và sẽ đưa chị này 100.000.000 đồng sau khi sinh đứa bé. Thưa Luật sư, tôi muốn hỏi hành vi của vợ chồng anh chị tôi có vi phạm quy định của pháp luật không? Nhật Dũng (Hội An)
Luật sư Đặng Thành Chung, Công ty luật An Ninh, cho biết:
Pháp luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã rất nhân đạo khi cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Nếu thực hiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì là hành vi hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, để hành vi này là hợp pháp cần phải đáp ứng điều kiện tại Điều 95, 96 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và phải được lập thành văn bản với các nội dung cơ bản sau: Thông tin đầy đủ từ phía bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo các điều kiện để được mang thai hộ; cam kết quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định pháp luật; việc giải quyết hậu quả khi phát sinh tai biến, hỗ trợ đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ. Văn bản thỏa thuận này phải được công chứng. Trong trường hợp vợ, chồng ủy quyền cho nhau ký kết thì việc ủy quyền này cũng phải được công chứng.
– Điều kiện của vợ chồng nhờ mang thai hộ:
Theo LS Đặng Thành Chung cũng như chuyên gia Nguyễn Thị Hồng giảng Viên Cao đẳng Hộ Sinh Hà Nội thì điều kiện của vợ chồng nhờ mang thai hộ gồm những điều sau đây:
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
- Vợ chồng đang không có con chung;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
Pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
– Điều kiện của người được nhờ mang thai hộ:
- Là người thân thích (người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời) cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;
- Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;
- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;
- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
– Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Như vậy, nếu việc nhờ mang thai hộ của vợ chồng anh chị bạn đáp ứng những điều kiện trên thì được xác định là mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện trên thì được xác định là hành vi vi phạm quy định của pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ cấu thành tội phạm tại Điều 187 Bộ luật hình sự “Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại” với mức hình phạt cao nhất là 05 năm tù.