Học Luật kinh tế để hội nhập thành công

Trong thời kỳ hội nhập, các quan hệ kinh tế muốn diễn ra tốt đẹp không thể thiếu hệ thống pháp luật chặt chẽ, đó là lý do ngành luật kinh tế trở nên quan trọng.

       

Học Luật kinh tế để hội nhập xã hội thành công

Học Luật kinh tế để hội nhập xã hội thành công

Việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới là xu thế tất yếu nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nắm bắt xu thế này, các bạn trẻ đang ngày càng quan tâm đến ngành luật kinh tế.

Luật kinh tế – nền tảng hội nhập thành công

Là hệ thống các quy phạm vấn đề pháp lý do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế, Luật kinh tế có vai trò đảm bảo quy trình hoạt động của các doanh nghiệp và là “bộ khung” để phát triển kinh tế quốc gia.Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, tầm quan trọng của Luật kinh tế ngày càng được khẳng định. Bởi hội nhập trước hết là hội nhập về kinh tế, trong đó, một “bộ khung” pháp luật chặt chẽ cùng đội ngũ chuyên viên chất lượng là nền tảng không thể thiếu để kinh tế Việt Nam tự tin bước vào các sân chơi lớn như WTO, AEC. Đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng, Luật kinh tế được coi như “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, doanh nghiệp dù hoạt động trên lĩnh vực nào cũng không thể thiếu bộ phận pháp lý. Các chuyên viên pháp lý là những người tham mưu về mặt pháp lý cho lãnh đạo doanh nghiệp để đảm bảo hoạt động đúng luật, cạnh tranh lành mạnh và kinh doanh hiệu quả. Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam hầu như luôn có nhu cầu nhân lực pháp lý người Việt. Vì vậy, Luật kinh tế được xếp vào nhóm ngành “khát” nhân lực hàng đầu trên cả nước trong giai đoạn 2015-2020.

           Luật Kinh tế được xếp vào nhóm ngành khát nhân lực

Luật Kinh tế được xếp vào nhóm ngành khát nhân lực

Có vị thế “quyền lực” trong thời kỳ hội nhập, ngành luật kinh tế luôn mang đến cho sinh viên nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn: chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp, chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước; nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, cử nhân luật kinh tế còn có cơ hội trở thành những luật sư tư vấn và tư vấn tài chính độc lập.

Mức thu nhập hấp dẫn của Luật sư kinh tế?

Trước đây ngành Luật luôn được coi là một ngành cao quý, được nể trọng trong xã hội bởi học thức uyên bác mà người học có được. Mọi người quan niệm không chỉ danh vọng mà ngay cả mức lương cho ngành này cũng thuộc hàng đáng mơ ước. Do vậy ngành Luật luôn được thu hút sinh viên theo học. Hầu hết các sinh viên học ngành Luật đều có ước mơ có được thu nhập cao sau khi ra trường, kiếm việc làm. Nhưng thực tế có rất nhiều sinh viên đã phải thất vọng với mức thu nhập sau khi tốt nghiệp. Chỉ có những sinh viên tốt nghiệp Luật Kinh tế mới có được mức thu nhập trong mơ của họ. Theo thông tin khảo sát của cục thống kê., mức lương của 1 người tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế cao gấp đôi mức lương của một Luật sư dân dụng.
Mức thu nhập của Luật Kinh tế cao hơn Luật dân dụng

Mức thu nhập của Luật Kinh tế cao hơn Luật dân dụng

Thu nhập của Luật sư Kinh tế luôn là những con số đáng mơ ước, không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước trên thế giới.Mức lương trung bình của Luật sư Kinh tế tại Úc là AUD $107.896/ năm. Tại Mỹ, mức thu nhập của Luật sư ngành Kinh tế mỗi năm là $180,000. Tại Việt Nam mức lương khởi điểm của 1 sinh viên mới tốt nghiệp ngành Luật Kinh tế khi làm việc tại 1 doanh nghiệp tư nhân rơi vào khoảng 10 – 12 triệu đồng.

Nghề Luật luôn được nể trọng trong xã hội, vì thông thường những người hành Luật họ phải có nhiều kiến thức chuyên sâu kể cả về mặt xã hội cũng như trong công việc. Do vậy, quyết định theo nghề Luật, bạn cũng xác định tư tưởng và áp lực thì mới đem lại nguồn thu nhập cao, đặc biệt là nghề Luật kinh tế.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.