Quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (Phần II)

Sau 3 bước đã đề cập tại Quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất (Phần I), tiếp theo Nghề Luật sẽ cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề này.

Về lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc thẩm quyền của tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Riêng đối với cá dự án do Bộ, ngành có dự án đầu tư lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì nội dung phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 10 Thông tư 37/2014/TT-BTNMT.

Các phương án tái định cư UBND cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư trước khi thu hồi đất. Dự án tái định cư được lập và phê duyệt độc lập với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng phải đảm bảo có đất ở, nhà ở tái định cư trước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

Về niêm yết công khai phương án lấy ý kiến của nhân dân và hoàn chỉnh phương án

Quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Quy trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất 

Sau khi phương án chi tiết được lập, UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án hỗ trợ, bồi thường, tái định cư theo hình thức đối thoại trực tiếp, đồng thời còn phải niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban, địa điểm sinh hoạt chung của các khu dân cư nơi có đất thu hồi. Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện cơ quan này và đại diện những người có đất thu hồi.

Sau qua trình này, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng sẽ có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, hoàn chỉnh phương án rồi trình lên cơ quan chuyên môn thẩm định và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải có ý kiến thẩm tra khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định bằng văn bản gửi cho Bộ, ngành có dự án đầu tư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định..

Về phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và ra quyết định thu hồi đất

UBND cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật đất đai năm 2013 phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

Trường hợp bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhằm thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.

Về tổ chức triển khai thực hiện chi trả, bồi thường

Cơ quan có thẩm quyền nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động hay thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện, nếu họ vẫn không chấp hành việc bàn giao đất thì bị cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai 2013.

Việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi được thực hiện trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành. Bên cạnh đó:

  • Trường hợp chậm chi trả thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
  • Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ mà phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền hỗ trợ, bồi thường được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
  • Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách.
  • Trường hợp bố trí tái định cư thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm bố trí tái định cư cho cá nhân, hộ gia đình thuộc đối tượng được bố trí tái định cư trước khi giải phóng mặt bằng.

Theo Luật sư tư vấn, ngoài các trường hợp trên, bạn có thể than khảo thêm Nghị định của Chính phủ số 43/2014/NĐ-CP; Nghị định của Chính phủ số 47/2014/NĐ-CP để được biết chi tiết hơn nữa.

Nguồn: Ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.