Bộ luật Lao động 2012 sửa đổi 2017

Chỉ sau 3 năm đi vào thực tiễn, Bộ luật Lao động 2012 đã bộc lộ nhiều yếu điểm về quy định lẫn thực tiễn áp dụng. Nhằm nhanh chóng sửa chữa kịp thời các nhược điểm này, Bộ LĐ-TB&XH đã ra quyết định sửa đổi Bộ luật lao động 2012.

Điểm mới Bộ luật Lao động 2012 sửa đổi

Điểm mới Bộ luật Lao động 2012 sửa đổi 2017

Điểm mới Bộ luật Lao động 2012 sửa đổi 2017

Bộ luật Lao động năm 2012 gồm 17 chương, 242 điều. Bên cạnh đó, hướng dẫn thi hành bộ luật còn có 29 nghị định và trên 40 thông tư các loại. Điều này khiến các quy định có quá nhiều điểm chồng chéo, chưa đồng bộ, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.

Vì vậy, tại hội nghị đánh giá sơ kết 3 năm thực thi Bộ luật Lao động 2012, thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân có phát biểu sẽ chỉnh sửa lại bộ luật này theo hướng linh hoạt, đồng bộ với hệ thống pháp luật và dễ thực hiện.

Dự kiến Bộ luật lao động sửa đổi sẽ được thông qua vào cuối năm 2017, sửa đổi khoảng 100 Điều ở 15/17 Chương của Bộ luật 2012. Trong đó, 5 nội dung chính cần sửa đổi: tăng giới hạn làm thêm giờ; tăng tuổi nghỉ hưu; ưu đãi doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ; giải quyết chế độ cho người bị nợ BHX và xem xét lại trình tự thủ tục đình công.

Một vài bất cập trong Bộ luật Lao động 2012

Luật sư tư vấn xin nêu một vài bất cập điển hình có thể kể đến kể từ khi Bộ luật Lao động có hiệu lực:

Tại Điều 155 có quy định: “người sử dụng lao động không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì một trong những lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi…”. Nhưng điều luật này lại không cấm người sử dụng lao động lấy những lý do quy định tại khoản 1 Điều 38 để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với những đối tượng này.

Bộ luật Lao động 2012

Bộ luật Lao động 2012

Hay, tại Khoản 1, Điều 47, Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động bắt buộc phải báo trước cho người lao động về việc có tiếp tục ký mới hợp đồng lao động hay không tối thiểu 15 ngày trước khi hết hạn hợp đồng mà không quy định hệ quả đối với việc người sử lao động nếu không áp dụng quy định này. Chỉ mãi đến khi Nghị định 95/2013/NĐ-CP ra đời mới có quy định xử phạt. Nhưng chỉ là xử phạt hành chính, không có giá trị răn đe cao.

Ngoài ra, các quy định này còn tạo bất cấp khiến việc làm thêm giờ của người lao động không được quản lý chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp để người lao động làm thêm quá giờ quy định, làm cả thứ bảy, chủ nhật chẳng thèm báo cáo. Mức lương tối thiểu của người lao động cũng không được phân định rõ ràng là mức lương để đáp ứng “mức sống tối thiểu” hay là đáp ứng “nhu cầu tối thiểu”. Còn có quy định doanh nghiệp đối thoại định kỳ với người lao động 3 tháng/lần – không hợp lý. Bởi thời gian 3 tháng quá ngắn để phát sinh bất kỳ một vấn đề…

Theo Nghề luật, việc sửa đổi khắc phục những sai phạm trên là việc tất yếu phải làm và càng nhanh càng tốt để hợp tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, phù hợp xu thế hội nhập. Hi vọng với lần sửa đổi này các quy định sẽ được áp dụng lâu dài, chứ không phải chỉ dùng được vài năm rồi phải sửa đổi hoặc thay thế.

Nguồn: Ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.