Đại học Luật sẽ ra sao khi có quá nhiều trường đại học chuyên ngành?

Đại học luật có còn chỗ đứng trước sự ra đời của các trường đại học, học viện thuộc các cơ quan chuyên ngành.

Đại học Luật vốn luôn được coi như cơ quan đầu não đào tạo luật hàng đầu cả nước. Nhưng kể từ khi Đại học kiểm sát ra đời vì trí này đã có phần lung lay song vẫn còn có nhiều cơ hội. Nay, sự ra đời của Học viện Tòa án khiến người ta đặt ra câu hỏi: Đại học Luật còn có chỗ đứng?

Đại học Luật sẽ ra sao khi có quá nhiều trường đại học chuyên ngành?

Đại học Luật sẽ ra sao khi có quá nhiều trường đại học chuyên ngành?

Vị trí của Đại học luật trong nền giáo dục pháp lý

Hiện nay trên cả nước có khoảng 30 Trường có đào tạo về Ngành Luật nhưng chỉ có 3 cơ sở đào tạo luật được coi là uy tín nhất: Đại học Luật TP HCM, Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật – Đại học quốc gia.

Trong đó trường Đại học Luật là tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ Tư Pháp có nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học, cao học và tiến sĩ luật học; tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học pháp lý; tham gia các hoạt động xây dựng, giáo dục, phổ biến pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo giao.

Do đó có thể thấy Đại học Luật trong nền tư pháp quốc gia được đánh giá khá cao.

Ví trí của Đại học Luật khi đứng giữa những đại học chuyên ngành

Trước xu thế phát triển của ngành luật đang ngày càng tăng cao do nhiều người cho rằng học luật ra có rất nhiều con đường lựa chọn như: hành nghề Luật sư, phụ trách công tác pháp chế doanh nghiệp hoặc các công việc khác tại các cơ quan quản lý Nhà nước,…Vị trí của Đại học luật nói riêng và ngành luật nói chung lại càng được đề cao.

Nhưng sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao với mục tiêu là tạo nguồn nhân lực cho ngành Kiểm sát nhân dân thì vị trị của Đại học Luật bắt đầu lung lay. Người ta đắn đo nên học luật ở Đại học Kiểm sát hay nên học luật ở Đại học Luật. Nhiều nguồn tin còn cho rằng việc giao cho Viện Kiểm sát tự đào tạo nhân lực là kế hoạch lâu dài thay cho việc đào tạo kiểm sát viên tại Học viện tư pháp.

Thêm vào đó, Học viện Tòa án đã chính thức tuyển sinh đại học hệ chính quy, ngành luật học vào ngày 22/9/2016. Điều này có nghĩa đào tạo nghiệp vụ xét xử cũng sẽ hoàn toàn Tòa án nhân dân tối cao.

Học viện Tòa án đã chính thức tuyển sinh đại học

Học viện Tòa án đã chính thức tuyển sinh đại học

Như vậy, các cơ quan chuyên ngành đã nhận đào tạo riêng, Đại học Kiểm sát đào tạo nhân lực kiểm sát viên, Học viện Tòa án lại đào tạo nghiệp vụ thẩm phán nên vị trí của Đại học Luật đã bị thu nhỏ.

Thu nhỏ không có nghĩa là không quan trọng

Hàng năm vẫn có hàng nghìn học sinh nộp đơn xét tuyển vào Đại học Luật: Đại học luật Hà nội gần 2.000/6.000 thí sinh trúng tuyển, Đại học Luật TP HCM có 1.500/2.300 thí sinh trúng tuyển và Khoa luật Đại học Quốc gia có 300 chỉ tiêu. Nhìn vào tình hình trên, chúng ta nhận thấy, Đại học Luật vẫn luôn có chỗ đứng và chỉ cần đứng đúng chỗ đó thôi là đủ.

Ngành luật là ngành “hot” nhưng người theo Nghề luật thì không quá nhiều. Nhưng chắc chắn một điều vẫn luôn có những bạn trẻ đang nghĩ đến các trường đại học Luật như một sự chuẩn bị nghề nghiệp trong tương lai.

Nguồn: Ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.