Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của giám hộ

Việc hiểu rõ khái niệm và đặc điểm của giám hộ sẽ giúp bạn thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của giám hộTìm hiểu khái niệm và đặc điểm của giám hộ

Khái niệm người giám hộ

Theo Luật sư trang Nghề luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, khái niệm người giám hộ được quy định như sau:

Điều 46. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Đặc điểm của người giám hộ

Luật sư tư vấn Nghề luật cho hay, đặc điểm của người giám hộ cụ thể như sau:

Người giám hộ là người đại diện Theo pháp luật của người được giám hộ trong mối quan hệ với Nhà nước và trong hầu hết các giao dịch, trừ các giao dịch đơn giản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người được giám hộ.

Quy định về người giám hộ được quy định trong Bộ luật dân sự 2015

Quy định về người giám hộ được quy định trong Bộ luật dân sự 2015

Chủ thể quan hệ giám hộ:

– Người chưa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định được cha, mẹ, hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha mẹ, nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó (có yêu cầu của cha mẹ trong trường hợp này).

– Người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình (phải có quyết định của Tòa án về bệnh lý – giám định của cơ quan có thẩm quyền).

Người giám hộ có thể là:

– Cá nhân: bố, mẹ, con đã thành niên, anh, chị em, ông, bà và những người thân thích khác.

– Tổ chức: tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện.

– Cơ quan Nhà nước: cơ quan lao động, thương binh và xã hội.

Nguyên tắc của việc giám hộ:

– Một người có thể giám hộ cho nhiều người

– Một người chỉ có thể được một người giám hộ. Điều này cũng tăng trách nhiệm giám hộ của người giám hộ, làm cho nghĩa vụ giám hộ được xác định rõ ràng, phân định.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tìm hiểu kiến thức pháp luật, bạn có thể liên hệ đến chúng tôi để được các luật sư tư vấn!

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.