Thẩm phán có sai sót trong nhiệm vụ có được bổ nhiệm lại?

Nhằm nâng cao trách nhiệm của thấm phán, TAND Tối cao đã đưa tỷ lệ hủy bản án trở thành điều kiện xem xét bổ nhiệm lại bản án.

Bổ nhiệm thẩm phán

Lễ bổ nhiệm thẩm phán tại Hà Nội

Vào ngày 25/08/2016, TAND tối cao đã công bố dự thảo lấy ý kiến ban hành quyết định về xử lý vi phạm đối với công chức, viên chức và người lao động trong các TAND. Theo quyết định này, mỗi cá nhân trong Tòa án đều phải nâng cao trách nhiệm tương ứng với vị trí của mình nếu muốn được thăng chức.

Đối với người có chức danh tư pháp TAND

Khi có những hành vi sai sót trong khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật thì có thế xử lý trách nhiệm từ mức nhẹ đến mức nặng nhất như sau:

  • Kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị;
  • Tạm dừng thực hiện nhiệm vụ;
  • Dừng việc thực hiện nhiệm vụ;
  • Tạm dừng việc đề nghị bổ nhiệm lại thẩm phán;
  • Không đề nghị bổ nhiệm lại thẩm phán.

Những người từng bị xử lý trách nhiệm bằng một trong các hình thức trên trừ hình thức kiểm điểm trước cơ quan, còn có nguy cơ phải chịu các hậu quả khác như:

  • Không được xem xét/cân nhắc/bổ nhiệm/ bổ nhiệm lại chức vụ lãnh đạo, quản lý;
  • Không được xem xét cử đi đào tạo nâng cao trình độ mà phải tham gia khóa đào tạo lại nghiệp vụ chuyên môn;
  • Không được tham gia kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch thẩm phán, kỳ thi chuyến ngạch, nâng ngạch đối với thư ký, thẩm tra viên trong thời gian bị xử lý trách nhiệm; hoặc bị bố trí làm công việc khác…

Đối với công chức, viên chức và người lao động trong các TAND

Có 3 mức kỉ luật với 6 hình thức kỉ luật đối với công chức, viên chức và người lao động trong các TAND bắt đầu:

  • Từ mức thấp nhất là xử lý hành chính: khiển trách; cảnh cáo; hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức),
  • Đến mức nặng hơn là giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý); cách chức (áp dụng đối với công chức, viên chức giữ chúc vụ lãnh đạo quản lý; công chức giữa chức danh thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký)
  • Nặng nhất là buộc thôi việc.

Không giống như người có chức danh tư pháp TAND, những đối tượng này khi bị xử lý kỷ luật từ mức nhẹ đến mức nặng hơn sẽ chỉ:

  • Không được thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng;
  • Không được xét thi đua trong năm, đồng thời trong năm đó xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;

Còn với người đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, chuyến ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

Đặc biệt, người bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý; không bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ quản lý, chức danh tư pháp theo quy chế, quy định của tòa án về công tác tổ chức cán bộ.

Mức hủy án không được đề nghị bổ nhiệm lại thẩm phán

Ngoài ra, trong bản dự thảo có quy định rằng: trong nhiệm kỳ thẩm phán nếu tổng số bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan chiếm 3% so với tổng số vụ việc đã giải quyết hoặc ban án, quyết định bị hủy do sai lầm trong việc đánh giá chứng cứ, vi phạm nghiêm trọng quy trình tố tụng, áp dụng sai pháp luật gây thiệt hại, ảnh hưởng đến uy tín tòa án thì không được đề nghị bổ nhiệm lại thẩm phán.

Theo Nghề Luật, quy định này là một trong những biện pháp góp phần nâng cao được hiệu quả hoạt động của tòa án, giảm thiểu án oan sai cần được áp dụng ngay và luôn thau vì chỉ là quy định trên giấy như bây giờ.

Chế tài nghiêm minh cũng là một trong những phương thức góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.