Vấn đề mang tính “bình mới rượu cũ” được dư luận chứng kiến từ nhiệm kì này qua nhiệm kì khác của các quan chức khi bị cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra sờ gáy: Cứ tham nhũng là lại mắc tâm thần!
Tại sao tham nhũng lại bị tâm thần nhiều thế
Tình trạng tham nhũng rồi mắc tâm thần xảy ra khá phổ biến
Có lẽ chưa ở nước nào tình trạng tham nhũng rồi mắc tâm thần lại phát sinh nhiều như vậy. Trước đây, vào đầu những năm 1990, trong vụ án tham nhũng xảy ra ở Cục Dự trữ quốc gia, vai trò chính trong vụ án là ông T (phó cục trưởng) chẳng hiểu vì sao bị mắc “tâm thần”, dẫn đến việc vụ án bị “cắt khúc giữa đường”.
Hay vụ án tại Tiền Giang, ông Nguyễn Văn Nên (nguyên phó phòng cảnh sát điều tra công an tỉnh) vào lúc sắp bị truy tố thì cũng bị tâm thần, phải tách ra không xử được.
Còn có thể kể đến vụ Lã Thị Kim Oanh, khi tòa định triệu tập nguyên một vị lãnh đạo cấp cao ra tòa với tư cách người làm chứng, nhưng mới nghe như vậy ông này đã phải vào viện cấp cứu. Hoặc gần đây nhất là việc ông Trịnh Xuân Thanh xin Ban Thường vụ Tỉnh ủy nghỉ phép một tháng để trị bệnh.
Những trường hợp như vậy cứ sảy ra theo “chu kì” gây nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, cản trở việc giải quyết vụ án. Có lần nguyên chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã phải thốt lên rằng: “Tại sao tham nhũng lại bị tâm thần nhiều thế!”.
Dù thực trạng xảy ra nhiều nhưng mối quan hệ này vẫn luôn tồn tại mật thiết
Nghề Luật cho biết, ngay lúc này, Tổng bí thư chỉ đạo và Bộ Chính trị vẫn đang cho kiểm tra, làm rõ việc để xảy ra thua lỗ hơn 3.000 tỉ đồng ở Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí (PVC); và Thủ tướng giao Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ tiếp tục làm rõ những sai phạm của ông Trịnh Xuân Thanh thì ông này xin nghỉ phép để “trị bệnh”!
Nực cười thay sau chừng ấy năm, tình trạng bệnh tật của ông Thanh mảy may chẳng ai biết thế nào. Điều này càng khiên dư luận quan tâm, chú ý đến “bệnh tình” của ông Trịnh Xuân Thanh, chờ xem ông Thanh sẽ xuất trình một “bệnh án” hoặc một bản kết luận giám định pháp y về tình trạng bệnh tật của ông như thế nào cho tổ chức. Và nếu tình trạng bệnh tật của ông Trịnh Xuân Thanh “nghiêm trọng” thì liệu việc tiến hành kiểm điểm, xử lý đối với ông Thanh sẽ ngừng như bao tình huống xảy ra trước đây.
Qua việc ông Thanh có thể thấy mối quan hệ giữa tham nhũng và tâm thần tưởng chừng chỉ mong manh thông qua một “bệnh án” hoặc một bản kết luận giám định pháp y về tình trạng bệnh tật. Nhưng thực tiễn chỉ ra rằng chẳng có ai chứng minh, giám định được kết luận này mỗi quan hệ này vẫn cứ tồn tại bền chặt.
Đến nay vẫn chưa có “thuốc” nào đặc trị “chạy bệnh”
Cục phó Cục Phòng chống tham nhũng phát biểu tại cuộc họp báo
Nói văn hoa là chạy bệnh nhưng từ những lập luận ở trên chắc ai có thể hiểu là việc các quan chức cấp cao sau khi gây ra lỗi nghiêm trọng ảnh hưởng đến lợi ích xã hội lợi ích nhà nước lập tức xin nghỉ phép chữa bệnh. Vậy có nên bổ sung cụm từ “chạy bệnh” vào sau các từ: chạy chức, chạy quyền, chạy án, chạy luân chuyển…?
Xét trên phương diện thực tế, “chạy bệnh” dễ hơn chạy các thứ khác. Vì chẳng có ai kiểm tra được tính xác thực của các bệnh án và bản giám định pháp y. Dù theo quy định của pháp luật thì kết luận pháp y cũng chỉ là một nguồn chứng cứ để cơ quan tiến hành tố tụng tham khảo. Còn việc tin vào nó hay không thì cơ quan này cũng không dám thẳng thừng bác bỏ.
Quả thật phải thừa nhận rằng: Đây cũng là cái “mai rùa” rất cứng và an toàn để những quan tham ẩn nấp!
Sưu tầm: Ngheluat.edu.vn