Trong quá trình từ khi thành lập doanh nghiệp đến khi đi vào hoạt động. Doanh nghiệp không thể tránh được các vấn đề phát sinh liên quan đến pháp lý như: thủ tục thay đổi, chứng chỉ hay giấy phép con…
- Một số bước để có kinh nghiệm hành nghề cho dân Luật
- Có bị gọi đi nghĩa vụ quân sự khi trong thời gian xin thôi đại học để thi trường khác không?
- Cấm ép buộc người dân đóng phí tổ chức lễ hội
Các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp hay gặp phải
Để giảm thiểu tối đa những vấn đề pháp lý sẽ xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần chủ động làm đúng và tuân thủ pháp luật ngày tư những bước đầu tiên. Hoặc nên tìm đến sự tư vấn của luật sư doanh nghiệp.
Đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì có những vấn đề cơ bản sau;
- Xác định số lượng người/tổ chức góp vốn thành lập doanh nghiệp, từ đó lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp. Để lựa chọn được doanh nghiệp phù hợp
Lưu ý: Người góp vốn không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định tại Điều 18, Luật Doanh nghiệp 2014.
- Xác định được lĩnh vực kinh doanh. Từ lĩnh vực kinh doanh chính mà quý khách hàng hướng tới
- Vốn điều lệ: Tuy rằng phần lớn các ngành nghề kinh doanh không yêu cầu mức vốn cụ thể, nhưng cũng có một số nghề luật yêu cầu các doanh nghiệp phải có một mức vốn cụ thể, như Kinh doanh bất động sản (20 tỷ), Bán hàng đa cấp (10 tỷ), Bảo vệ (2 tỷ), Chuyển phát nhanh (2 tỷ hoặc 5 tỷ)… Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng mức vốn điều lệ sẽ quyết định mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng hàng năm.
- Lựa chọn tên doanh nghiệp: tên tiếng việt, tên tiếng anh và tên viết tắt. Lưu ý: Quý khách hàng nên lựa chọn tên một cách cẩn thận, tránh bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp khác, nếu không tên mà khách hàng lựa chọn sẽ bị từ chối đăng ký.
- Trụ sở: Trụ sở Doanh nghiệp không được đặt tại các địa điểm không có chức năng kinh doanh, ví dụ như khu chung cư được xây dựng với mục đích để ở…
- Đại diện theo pháp luật: Có thể là người góp vốn hoặc là cá nhân khác mà các cá nhân/ tổ chức góp vốn thống nhất thuê. Theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty TNHH và Công ty CP có thể có 01 hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật.
Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp cần lưu tâm
Đối với doanh nghiệp đã đi vào hoạt động kinh doanh, sản xuất thì hay gặp phải các vấn đề pháp lý sau;
- Các vấn đề liên quan đến bộ máy quản trị nội bộ, điều hành công ty, rất hay có những tranh chấp phát sinh,
- Quyền và nghĩa vụ các cổ động, thành viên nên rõ ràng tránh để xảy ra tranh chấp,
- Các vấn đề liên quan đến cổ phần, cổ phiếu hay cơ cấu cổ tức cần làm rõ,
- Hợp đồng mua bán, hợp tác và những vấn pháp lý cần lưu tâm,
- Sang tên, mua bán công ty, cổ phần,
- Tranh chấp tài sản, hợp đồng, tài sản sở hữu trí tuệ,
Trên đây là những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp cần lưu tâm. Với kinh nghiệm trong trình tư vấn pháp luật cho doanh nghiêp và cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp trong hơn 10 năm qua. Chúng tôi khuyến nghị các doanh nghiệp nên có những phương án chủ động, tuân thủ pháp luật kinh doanh để giảm thiểu tối đa những vấn đề pháp lý phát sinh. Phương án tốt nhất là hãy tìm cho mình một đơn vị tư vấn pháp lý uy tín để đồng hành cùng doanh nghiệp mình
Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn