Các cách rút tiết kiệm khi vợ hoặc chồng bị đột quỵ

Sau sự việc ông Minh không thể rút tiền ngân hành khi vợ bị đột quỵ khiến nhiều người thắc mắc, băn khoăn đặt ra câu hỏi: Làm thể nào để rút tiền tiết kiệm khi vợ/chồng rơi vào trường hợp mất năng lực hành vi dân sự?

Cach-rut-tien-tiet-kiem-khi-vo-hoac-chong-bi-dot-quy

Rút tiết kiệm trong trường hợp là đồng chủ sở hữu sổ tiết kiệm

Hình thức gửi tiết kiệm này sẽ do hai hay nhiều cá nhân cùng đứng tên trên sổ tiết kiệm tiền gửi. Vì thế khi rút tiền vợ hoặc chồng sẽ thực hiện các thủ tục rút tiền như thủ tục dành cho người gửi tiền tiết kiệm thực hiện rút tiền.

Rút tiền tiết kiệm theo giấy ủy quyền

Theo hình thức này, sau khi gửi tiền người gửi sẽ làm luôn “giấy uỷ quyền giao dịch tiết kiệm” cho vợ, chồng hoặc con cái. Nội dung giấy uỷ quyền phải chứa đựng những thông tin cơ bản về: chủ sở hữu tài khoản, thông tin về người được uỷ quyền, nội dung uỷ quyền (ví dụ như rút lãi định kỳ, rút một phần hay rút toàn bộ vốn gốc…), thời hạn uỷ quyền. Tuy nhiên, người gửi tiền vẫn nên đọc thật kỹ về các quy định uỷ quyền trong mẫu giấy này để nắm thật rõ về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan trong văn bản. Ngoài ra, để đảm bảo giá trị pháp lý, luật định văn bản này phải được công chứng tại UBND phường hoặc tại các phòng công chứng trừ trường hợp văn bản được lập tại ngân hàng và có sự chứng kiến của người có thẩm quyền trong ngân hàng.

Rút tiền khi người vợ/chồng đứng tên chủ sở hữu sổ tiết kiệm bị mất năng lực hành vi dân sự mà không rơi vào các trường hợp trên

Khi đột nhiên xảy ra sự cố bất thường gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người đứng tên sổ tiết kiệm thì để rút khoản tiền này, thân nhân của chủ sổ sẽ phải làm những thủ tục sau:

Bước 1: Làm đơn yêu cầu Toà án ra quyết định tuyên bố người vợ/chồng bị mất năng lực hành vi dân sự để người chồng/vợ trở thành giám hộ đương nhiên.

Bước 2:  Nộp các hoá đơn viện phí và các hoá đơn khác có liên quan đến việc chữa bệnh của người đứng tên sổ tiết kiệm đến ngân hàng để yêu cầu nhà băng thực hiện việc rút tiền từ tài khoản của họ nhằm thực hiện việc chữa bệnh mà không cần thông qua người giám sát của người giám hộ theo quy định Quản lý tài sản của người được giám hộ trong tại Khoản 2 Điều 69 Bộ luật dân sự 2005.

Trương hợp nếu số tiền rút quá lớn thì ngân hàng có quyền yêu cầu người chồng/vợ phải có người giám sát của người giám hộ. Nếu ngân hàng nơi người gửi tiền không thực hiện theo yêu cầu của người chồng khi người này đã đủ các điều kiện trên, thì người chồng có thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp hoặc gửi đơn kiện lên toà án có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Nhưng theo Nghề Luật để có quyết định tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự từ Tòa án thì cũng phải mất 1-2 tháng. Điều này khiến cho việc rút tiền nhằm giải quyết tình trạng khần cấp tạm thời của chủ sổ trở nên khó khăn hơn. Vì thế để để dàng cho việc rút tiền thì tốt nhất bạn nên sử dụng cách rút tiêt kiệm theo giấy ủy quyền hoặc dưới vai trò là đồng chủ sở hữu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.