Nhận nuôi con nuôi phải làm những gì?

Hiện nay do tình trạng hiếm muộn con cái mà rất nhiều gia đình có ý định nhận con nuôi. Vậy việc nhận nuôi con nuôi sẽ phải tiến hành qua trình tự, thủ tục nào? Để được nhận nhận nuôi con có phải đáp ứng các điều kiện nào không?

nhan-nuoi-con-can-phai-lam-gi

Những thủ tục cần phải thực hiện khi nhận nuôi con nuôi 

Điều kiện đối với cha, mẹ nhận nuôi con nuôi

Mục đích nuôi con nuôi hướng đến là xác lập quan hệ cha, mẹ và con bền vững, lâu dài, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm con nuôi được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường gia đình.Vì thế, tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định người muốn nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hơn con nuôi tối thiểu 20 tuổi trở lên;
  • Phải có tư cách đạo đức tốt;
  • Phải có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Và những người này không thuộc trường hợp không được nhận nuôi con nuôi được liệt kê tại khoàn 2 Điều này. Ngoài ra, nếu người nhận nuôi con nuôi rơi vào trường hợp là cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không cần phải hơn con nuôi 20 tuổi và cũng không cần phải đáp ứng các điều kiện về kinh tế, sức khỏe, chỗ ở.

Điều kiện của người được nhận làm con nuôi

Để đảm bảo cho tâm lý phát triển của trẻ nên pháp luật còn quy định cả điều kiện đối với những đối tượng được nhận là con nuôi. Cụ thể:

  • Là trẻ em từ dưới 16 tuổi trở xuống;
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được nhận làm con nuôi trong trường hợp được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi hoặc được cậu, cô, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Trình tự, thủ tục nhận nuôi con nuôi

Đáp ứng về mặt pháp lý thì người nhận nuôi con nuôi phải tiến hành thủ tục nhận nuôi con theo các bước sau:

Bước 1: Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi đến UBND cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú hoặc đến UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú;

Bước 2: UBND cấp xã xem xét, kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan trong thời hạn 10 ngày;

Bước 3: Công chức tư pháp-hộ tịch ghi vào sổ đăng ký việc nuôi và Giấy chứng nhận nuôi con nuôi;

Bước 4: Chủ tịch UBND cấp xã ký Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi.

Bước 5:  Sau 30 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, người nhận con nuôi nhận Giấy chứng nhận đăng ký nuôi con nuôi tại trụ sở UBND cấp xã.

Trên đây là những quy định bắt buộc mà người nhận nuôi con nuôi phải đáp ứng và thực hiện để có thể nhận nuôi con nuôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.