Hiệu lực của hợp đồng theo quy định Luật dân sự 2015

Xét trên nhiều phương diện, vấn đề hiệu lực của hợp đồng là một vấn đề pháp lý rất phức tạp cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật. Song nhìn chung về nguyên tắc có 3 mốc để tính thời điểm hợp đông bắt đầu có hiệu lực.

Hiệu lực của hợp đồng theo Luật dân sự 2015

Hiệu lực của hợp đồng theo Luật dân sự 2015 

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là gì?

Trước tiên cầu phải hiểu thế nào là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Cả Luật dân sự 2005 và Luật dân sự 2015 đều không nêu rõ khái niệm này nhưng có thể hiểu: Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bắt đầu phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, và kể từ thời điểm đó các bên không được đơn phương thay đổi hoặc chấm dứt các cam kết trong hợp đồng, thận chí phải chịu trách nhiệm dân sự nếu thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ hợp đồng.

Thời điểm hiệu lực của hợp đồng theo Luật dân sự 2015

Theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Cụ thể:

Trùng với thời điểm thỏa thuận xong nội dung hợp đồng

Thời điểm các bên thỏa thuận xong nội của hợp đồng, hay khi bên đề nghị đã nhận được trả lời chấp nhận hợp lệ của bên được đề nghị. Ví dụ:

  • Hợp đồng được thỏa thuận trực tiếp bằng lời thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận của bên được đề nghị;
  • Hợp đồng giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết tính là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản;
  • Hợp đồng giao kết bằng thư tín, qua bưu điện thì hợp đồng được giao kết vào ngày khi bên đề nghị nhận được thư trả lời chấp nhận hợp lệ;
  • Hợp đồng giao kết bằng phương tiện điện tử thì việc giao kết còn phải tuân theo các qui định đặc thù của pháp luật về giao dịch điện tử. Ví dụ: theo Nghị định 57/2006/NĐ-CP thì người nhận được coi là có thể truy cập được một chứng từ điện tử khi chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử của người nhận. Hay theo Điều 36 Luật Giao dịch điện tử 2005, trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu.

Ngoài các hợp đông trên, thời điểm hợp đồng được coi là có hiệu lực nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định trường hợp im lặng là đồng ý giao kết hợp đồng. Ví dụ: theo qui định tại khoản 1 Điều 460 BLD 2005, trong hợp đồng mua tài sản sau khi dùng thử, khi hết thời hạn dùng thử mà người mua vẫn im lặng thì được coi như đã chấp nhận giao kết hợp đồng.

Do hai bên thỏa thuận

Qui định này dựa trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng. Theo nguyên tắc này, các bên có quyền tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nên tất yếu cũng có quyền tự do quyết định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là một thời điểm khác với thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu do luật định. Tất nhiên, sự thỏa thuận này không được trái quy định của pháp luật hoặc trái với bản chất của hợp đồng.

Do pháp luật quy định

Hiệu lực của hợp đồng thé chấp

Hợp đồng thế chấp có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp

Thời điểm này được pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ các bên trong những trường hợp đặc thù. Theo đó, thời điểm có hiệu lực của các hợp đồng sau đây là do pháp luật qui định:

  • Với hợp đồng tặng cho bất động sản có đăng ký thì hiệu lực phát sinh tại thời điểm hợp đồng đã được lập bằng hình thức văn bản có công chứng, chứng thực và tài sản tặng cho đã được đăng ký quyền sở hữu.
  • Với hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất; hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê,… liên quan đến quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Với giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực đối với các trường hợp pháp luật có quy định. Và trong một số trường hợp đặc thù thời điểm có hiệu lực của hợp đồng sẽ được pháp luật qui định cụ thể, như: Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu biển, tàu ba có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp…
  • Với hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ;
  • Với các loại quyền sở hữu công nghiệp xác lập dựa trên đăng ký sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Nhìn chung, thời điểm hoàn tất thủ tục luật định thường sẽ là thời điểm hợp đồng có hiệu lực đối với các bên. Song đôi khi, pháp luật có qui định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đối với các bên đồng thời cũng là thời điểm hợp đồng có giá trị pháp lý đối với người thứ ba, ví dụ hợp đồng bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất.

Tóm lại, theo Nghề Luật không phải cứ thời điểm giao kết hợp đồng sẽ là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Nguồn: Ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.