Cử nhân luật có nên làm một công việc không lương hay không?

Đây là một câu hỏi mà không chỉ tầng lớp sinh viên và còn những người đã và đang hành nghề luật quan tâm, xung quanh chủ đề đó cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra, cụ thể như sau:

Cử nhân luật có nên làm một công việc không lương hay không?

Cử nhân luật có nên làm một công việc không lương hay không?

Quan điểm thứ nhất: Không nên làm công việc không lương vì điều này là đánh giá thấp giá trị của bản thân.

Người ủng hộ quan điểm này cho rằng, sinh viên Luật khi ra trường cũng đã trải qua hết 04 năm đại học, cũng đã có tấm bằng và tạo ra được giá trị cho bản thân. Khi ra trường và bước vào một công ty, một tổ chức nào đó, ít nhiều bạn cũng đóng góp được công sức, giá trị của mình cho công ty. Vì thế, việc làm việc không công giống như việc tự hạ thấp giá trị của bản thân, trở thành một người sai vặt của doanh nghiệp, tổ chức.

Hơn nữa, khi chúng ta ra trường là ta phải biết tự kiếm sống, tự lo cho bản thân. Nếu như làm một việc không công thì chúng ta vẫn phải bám víu tiền của ba mẹ để sống, vậy giá trị của 4 năm đại học đã đi đâu? Thêm vào đó, trong thời gian làm việc không công thì bạn bè mình đã làm được mức lương 5 – 6 triệu/tháng, đến lúc mình kiếm được đồng tiền thì bạn bè đã có lương hơn chục triệu mỗi tháng. Như vậy, làm việc không lương có xứng đáng hay không?

Chốt lại, theo quan điểm trên: Khi ra trường làm việc, mặc dù mức lương không cao nhưng phải ít nhất kiếm được số tiền có thể trang trải cho sinh hoạt hằng ngày.

Quan điểm thứ hai: Làm việc không lương hay có lương tùy vào định hướng và quyết định của bạn.

Người theo quan điểm này cho rằng, sinh viên cần phải định hướng được con đường đi sau này của mình “Mình sẽ là ai? Mình sẽ ở đâu trong tương lai?” rồi mới tìm câu trả lời.

Bởi nếu như bạn cần tiền thì ra trường bạn hãy chọn công việc có lương theo nguyện vọng của bạn. Còn nếu bạn cần môi trường để phát triển, để học tập thì đừng ngần ngại bước vào nơi mà bạn cảm thấy có thể phục vụ cho tương lai của mình với mức lương là 0. Vì “không công” chỉ là công sức của bạn đã chuyển thành tiền thực tế hay công sức của bạn được đúc thành kinh nghiệm và kỹ năng, và từ đó những giá trị khác và tiền bạc sẽ được sinh ra. Chúng ta chỉ nghĩ “công” với suy nghĩ thu nhập vật chất thuần túy, thì chúng ta rẻ mạt sự khổ luyện học hành của mình cho mọi đam mê nghề nghiệp, của bất kỳ nghề gì, chứ không riêng nghề luật sư… (ý kiến của LS Lê Cao)

Làm việc “không công” là một sự đánh đổi giữa hiện tại và tương lai, do đó, để sau này thành công, ngay từ giai đoạn đầu bạn nên tìm đến những môi trường để có thể cho bạn được học nghề thực sự, ở đó bạn sẽ đủ sức nặng chuyên môn để trở thành người có ích.

Những quan điểm cá nhân

Những quan điểm cá nhân

Quan điểm cá nhân:

Khi đọc những dòng quan điểm trên, mình đồng ý với quan điểm thứ 2 vì quyết định là ở chính bản thân mình. Làm việc không công? Theo mình là không phải, chẳng qua chúng ta đang đánh đổi giữa hiện tại và tương lai, đang học tập miễn phí những kiến thức mà nhà trường không thể dạy cho chúng ta. Bởi vì thực tế, kiến thức của nhà trường không đủ để chúng ta có thể vận dụng vào công việc, do đó mức đóng góp của chúng ta không cao. Tuy nhiên, cũng có những lưu ý dành cho các bạn khi đi làm không công:

Thứ nhất: nếu xác định đi thực tập không công thì phải chọn cho đúng nơi thực tập. Vì Luật cũng là một nghề, nên cũng có nơi làm ổn, nơi làm không ổn, cũng có Luật sư giỏi, có Luật sư kém. Bên cạnh đó cũng phải đem tâm thế của người đi học việc để học hỏi, gom nhặt kiến thức, nếu không thì không đạt được kết quả gì.

Thứ hai: không nên làm việc không công quá lâu. Khoảng sau 2 – 3 tháng hay khi bạn cảm thấy tự tin vào khả năng của mình, hãy mạnh dạn đưa ý kiến đến nhà tuyển dụng để được thương lượng mức lương. Nếu khả năng của bạn có thì chắn chắn nhà tuyển dụng sẽ chấp nhận.

Cuối cùng: mình chúc tất cả các bạn sinh viên Luật sẽ tìm được con đường đi của mình, chắt lọc những lời khuyên phù hợp với bản thân và sẽ thành công trong tương lai nhé!

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.