Chồng hoặc vợ ngoại tình thì có thể khởi kiện không?

Ngoại tình theo con mắt của các Luật gia là hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng. Người có hành vi ngoại tình cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Chồng hoặc vợ ngoại tình thì có thể khởi kiện không?

Mặc dù Luật Hôn nhân gia đình  năm 2014 đã nghiêm cấm “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” nhưng  những tranh chấp về Hôn nhân và gia đình xoay quanh vấn đề này lại không thể khởi kiện tại Tòa án bởi đây không phải là loại tranh chấp hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án theo như quy định của Điều 28 Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Thay vào đó, người có hành vi ngoại tình có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng theo Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 67/2015/NĐ-CP.

Theo giảng viên Luật Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn trường hợp duy nhất mà cá nhân có thể khởi kiện một người vì hành vi ngoại tình là khi hành vi này thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ một chồng.

Theo quy định tại mục 3 Thông tư liên tịch số 01/ 2001/ TTLT – BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC

Chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng trong các trường hợp sau đây:

a, Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng.

Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v..v…

b, Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm

Và Điều 182 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1, Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.“

(Trong đó, bị coi là “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” nếu trước đó người nào đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật nói trên, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà lại: Thực hiện chính hành vi đó; Thực hiện một trong những hành vi được liệt kê trong điều luật tương ứng đó. Theo quy định tại Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính là 6 tháng, 1 năm hoặc 2 năm tùy hình thức xử lý vi phạm hành chính được áp dụng).

Nguồn: Nghề Luật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.