Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định luật pháp Việt Nam, luật hình sự xử phạt tội trộm cắp tài sản như thế nào?
- Các mức phạt cho hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả
- Thông tin điều kiện và thủ tục Buôn bán thuốc thú y
Trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật
Quy định Luật hình sự xử phạt tội trộm cắp tài sản
Luật sư tư vấn Nghề luật sẽ trả lời câu hỏi cụ thể về mức phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của luật hình sự như sau:
Theo quy định của (Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) hiện hành:
Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật
Điều đó có nghĩa: Đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Tài sản bị xâm phạm sở hữu có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì bị khởi tố về tội danh này. Như vậy giá trị tài sản sẽ xét theo thẩm định giá của cơ quan có thẩm quyền.
Tội trộm cắp tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Một ví dụ điển hình như: Mẹ bạn đi vắng, bố bạn ở nhà uống rượu và bẻ khóa hòm lấy đi 30 triệu đồng tiền mặt. Sau khi mẹ bạn về không biết là bố lấy liền báo công an lập biên bản. Sau khi biết chuyện, bố bạn đã mang tiền về nhà và mẹ bạn đã rút lại đơn trình báo nhưng công an không đồng ý và muốn truy tố. Trong trường hợp này, bố bạn này liệu có vi phạm trộm cắp tài sản? Nếu vi phạm thì sẽ xử lý như thế nào?
Văn phòng luật sư đại diện Nghề luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trả lời: Đối với hành vi trộm cắp tài sản mà tài sản này là tài sản chung vợ chồng thì chưa xác định được hành vi này đủ căn cứ khởi tố về tội trộm cắp tài sản. Cụ thể, tài sản này chưa được xác định 1 cách rõ ràng là tài sản chung hay tài sản riêng. Nếu là tài sản chung thì cả vợ và chồng đều được sở hữu, là tài sản riêng thì phải có chứng từ chứng minh sở hữu. Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 33. Tài sản chung vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy tài sản trộm cắp phải là tài sản của người khác, không thuộc sở hữu của người phạm tội.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến chúng tôi để được giải đáp cụ thể và chính xác nhất!
Nguồn: ngheluat.edu.vn