Cái giá phải trả của việc buôn bán tiền giả

Buôn bán và tiêu thụ tiền giả là hành vi vi phạm pháp luật, dù cơ quan chức năng đã triệt phá hàng trăm vụ buôn bán tiền giả trái phép nhưng tiền giả vẫn tiêu thụ trót lọt ra ngoài thị trường.

Buôn bán tiền giả xuất hiện tràn lan trên thị trường

Buôn bán tiền giả xuất hiện tràn lan trên thị trường

Công khai rao bán tiền giả

Chỉ cần một cú click chuột trên mạng sẽ xuất hiện nhiều địa chỉ rao bán tiền giả trên các tài khoản cá nhân, fanpage buôn bán tiền giả đảm bảo uy tín. Đa số các trang bán tiền giả đều để ở chế độ công khai để người mua, người bán dễ dàng giao dịch.

Trên các trang và fanpage liên tục rao bán tiền giả mới những lời mời chào “Mua bán tiền giả không cọc – đảm bảo uy tín”, được hướng dẫn cho “quý khách” cách mua tiền giả trực tiếp, uy tín bằng cách phải được giao tận tay, trực tiếp kiểm tra chất lượng như kiểm trang hàng để khách hàng yên tâm. Số tiền được rao bán với giá hậu hĩnh như 1 triệu = 10 triệu, 2 triệu = 20 triệu, 3 triệu = 30 triệu, 5 triệu = 52 triệu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã bắt nhiều nhóm đối tượng có hành vi bán tiền giả qua mạng xã hội nhưng nạn buôn tiền giả vẫn hoành hành công khai.

Theo tin tức pháp luật, ngày 1/6/2017, Công an huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã bắt nhóm đối tượng 9x có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn bán tiền giả qua mạng xã hội facebook. Thông tin về vụ lừa bán tiền giả của 2 thanh niên 9x, Nguyễn Minh Anh và Trần Sơn Tùng, đều trú tại Hà Nội. Hai 9x này đã lập ra trang facebook có tên “Xuân Nhi” để rao bán tiền giả, cứ 1 triệu đồng tiền thật sẽ mua được 8 triệu đồng tiền giả. Tuy nhiên, 2 thanh niên này liên tục lừa đảo “đối tác” bằng cách gửi vỏ chai, hộp nhựa đóng gói cẩn thận cho người mua. Khi bị phát hiện chúng sẽ khóa facebook và lập tài khoản khác để lừa đảo.

Trước những hành vi buôn bán tiền lẻ trái phép, rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của sự việc này, trong đó có bạn Nguyễn Hà Nhi, đang theo học Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã từng bị tráo nhầm tiền giả trong một lần mua hàng.

Cái giá phải trả của việc buôn bán tiền giả

Tháng 4/2017, Bộ đội biên phòng Lạng Sơn và Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp bắt giữ đối tượng Điệp (sinh năm 1995) có hành vi vận chuyển 200 triệu đồng tiền Việt Nam giả từ Trung Quốc về.

Ngày 24/5/2017, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tuyên phạt Nguyễn Tất Thắng (Quỳnh Lưu, Nghệ An) 8 năm tù, Tuyết 10 năm tù về tội “Lưu hành tiền giả”.

Điển hình ngày 5/6/2017, Công an tỉnh Ninh Bình đã bắt giữ Vũ Thị Thanh (Hải Dương) về tội “tàng trữ, lưu hành tiền giả” sau 19 năm lẩn trốn.

Cái giá phải trả của việc buôn bán tiền giả

Cái giá phải trả của việc buôn bán tiền giả

Vậy đâu là nguyên nhân?

Do lợi nhuận cao, dễ thực hiện nên loại tội phạm này không ngừng gia tăng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, đa dạng hơn gây không ít khó khăn cho công tác phòng chống loại tội phạm này. Đặc biệt, bọn lừa đảo lợi dụng một số người không có công ăn việc làm, những người nghèo, người già, trẻ em tham gia vào các hoạt động phạm tội để kiếm sống làm cho tình hình tội phạm về tiền giả diễn biến ngày càng phức tạp.

Hơn nữa, tội phạm làm tiền giả chủ yếu ở ngoài lãnh thổ nước ta, đầu mối cung cấp tiền giả thường là người nước ngoài, nên việc triển khai các biện pháp để phát hiện, làm rõ và xử lý các đối tượng làm tiền Việt Nam giả ngoài lãnh thổ rất khó khăn.

Các Luật sư tư vấn cho biết, tội phạm về tiền giả là loại tội phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, quá trình phát triển kinh tế của đất nước cũng như đời sống của nhân dân. Vì vậy các cơ quan chức năng cần tăng cường và chủ động trong công tác nắm bắt tình hình, đánh giá đúng thực trạng hoạt động của tội phạm để xử lý nghiêm minh, không để loại tội phạm này tiếp tục lộng hành, xâm nhập vào ngân hàng, kho bạc, cơ quan, doanh nghiệp.

Ngoài ra, Chính phủ nên đưa ra các hướng dẫn thực hiện hiệu quả các quy định của Bộ luật Hình sự về xử lý tội phạm sản xuất, tàng trữ, buôn bán tiền giả. Hướng dẫn người dân nâng cao nhận thức, phát hiện, tố cáo các đối tượng buôn bán, lưu hành tiền giả và có trang bị các phương tiện kiểm tra tiền ở nơi công cộng để người dân phát hiện và đấu tranh với loại tội phạm này.

Để đấu tranh với nạn rao bán tiền giả trên mạng nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội nên có biện pháp ngăn chặn, xử lý những thông tin tiêu cực, tránh để cho các đối tượng xấu lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.