Luật sư tư vấn sẽ giúp bạn cập nhật đầy đủ thông tin về hồ sơ đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi.
- Thông tin điều kiện và thủ tục Buôn bán thuốc thú y
- Luật Dược: Người nước ngoài có được hành nghề dược tại Việt Nam?
- Luật Dược: Hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không?
Thông tin hồ sơ đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Thủ tục đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi chuẩn
Trình tự thủ tục đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi gồm 2 bước như sau:
Bước 1: Đánh giá hợp quy của đối tượng công bố với quy chuẩn kỹ thuật.
Việc đánh giá được theo các phương thức được quy định tại khoản 1 điều 5 Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT:
- a) Việc đánh giá hợp quy có thể do tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định hoặc do tổ chức, cá nhân tự công bố hợp quy;
- b) Trường hợp tự đánh giá hợp quy thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc thử nghiệm tại phòng thử nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định;
- c) Kết quả đánh giá hợp quy là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.
Thông tin hồ sơ đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy:
- a) Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT;
- b) Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình và môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp;
- c) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng).
Đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi cần theo đúng quy trình
Hồ sơ công bố hợp quy đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh:
- a) Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT;
- b) Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịnh vụ, quá trình và môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng);
- c) Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có) tại phòng thử nghiệm được chỉ định;
- d) Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 14 của Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT hoặc bản sao chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong trường hợp tổ chức, cá nhân công bố hợp quy có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001:2008;
đ) Kế hoạch giám sát định kỳ;
- e) Báo cáo đánh giá hợp quy gồm những nội dung: đối tượng được chứng nhận hợp quy; (số hiệu, tên) tài liệu kỹ thuật sử dụng làm căn cứ để chứng nhận hợp quy; tên và địa chỉ của tổ chức thực hiện đánh giá hợp quy; phương thức đánh giá hợp quy được sử dụng; mô tả quá trình đánh giá hợp quy (lấy mẫu, đánh giá, thời gian đánh giá) và các lý giải cần thiết (ví dụ: lý do lựa chọn phương pháp/phương thức lấy mẫu/đánh giá); kết quả đánh giá (bao gồm cả độ lệch và mức chấp nhận); thông tin bổ sung khác.
Quy trình nộp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Luật sư Trung Kiên – Trưởng Ban pháp chế Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ như nêu trên tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa phương tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh để đăng ký.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT nếu nộp hồ sơ đầy đủ trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy.
Nếu hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định, trong thời gian 5 ngày làm việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố về những điểm, nội dung chưa phù hợp để hoàn thiện và thực hiện việc đăng ký lại.
Nguồn: ngheluat.edu.vn