Luật tư vấn quy trình và điều kiện mở phòng khám tư nhân

Tôi hiện đang là bác sĩ chuyên khoa 1 răng hàm mặt và công tác tại bệnh viện tỉnh. Trong thời gian tới tôi muốn mở phòng khám tư nhân thì cần đáp ứng điều kiện gì? Quy trình mở phòng khám như thế nào?

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng điều kiện mở phòng khám tư nhân

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần đáp ứng điều kiện mở phòng khám tư nhân

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi! Luật sư tư vấn chuyên môn của chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý trả lời quy trình và điều kiện mở phòng khám tư nhân

Cơ sở pháp lý bao gồm:

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội

Nghị định số 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế : Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Thông tư 03/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

Tư vấn quy trình và điều kiện mở phòng khám tư nhân

Dựa trên cơ sở pháp lý, chúng tôi có thể giải thích đơn giản về vấn đề của bạn như sau:

Theo Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh

“1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

2. Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.”

Để được cấp chứng chỉ hành nghề thì bạn phải đáp ứng được điều kiện quy định tại điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009:

“1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.”

Bạn phải có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam

Bạn phải có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam

Theo đó, do bạn đã được cấp chứng chỉ hành nghề rồi vì hiện tại bạn đang là bác sĩ chuyên khoa 1 thì bạn hoàn toàn đủ điều kiện về thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh để có thể được mở phòng khám. Tuy nhiên khi mở phòng khám bạn cần xem xét và đáp ứng đủ các điều kiện còn lại ở điều 43 nêu trên.

Về Thủ tục, Theo quy định tại Điều 42, Luật khám bệnh, chữa bệnh thì cơ sở khám, chữa bệnh chỉ được hoạt động khi đáp ứng được các điều kiện sau:

“1.Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2.Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp”

Do đó, bạn muốn mở phòng khám tư nhân thì cần 2 điều kiện:

– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố cấp cho phòng khám;

– Có giấy phép hoạt động do Sở y tế tỉnh, thành phố cấp

Bạn cần đến những cơ quan này để đăng ký các giấy tờ liên quan.

Trong đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của phòng khám.
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của người từng hành nghề trong phòng khám.
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự.
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại điều 43 của Luật khám chữa bệnh.

Trên đây là những nội dung mà bạn có thể tham khảo. Tương tự với những bạn đã có Chứng chỉ, bằng tốt nghiệp trình độ Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Y Dược,… trở lên muốn mở phòng khám và chưa rõ về các quy định, điều kiện có thể liên hệ đến chúng tôi để được giải đáp.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.