Thẩm định nhà thuốc GPP và Những câu hỏi thường gặp

Các bạn dược sĩ có thể tham khảo những câu hỏi thường gặp khi thẩm định nhà thuốc GPP dưới đây để có chuẩn bị tốt nhất cho một buổi làm việc thành công.

Thẩm định nhà thuốc GPP và Những câu hỏi thường gặp 

Thẩm định nhà thuốc GPP và Những câu hỏi thường gặp

Sau đây là những câu hỏi thường gặp khi chuẩn bị thẩm định nhà thuốc GPP

  • Lấy hồ sơ nhà thuốc?

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết Dược sĩ Nhà thuốc cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ như Giấy Đăng ký kinh doanh, CCHN Dược và Hồ sơ nhân sự

  • Mô tả công việc của nhân viên đâu?

Người chịu trách nhiệm nhà thuốc nên chuẩn bị sẵn bản mô tả công việc cụ thể cho nhân viên để khi hỏi có thể trình ngay

  • Có hồ sơ đào tạo không?

Nhà thuốc đưa ra hồ sơ đào tạo nhân viên và nên chú ý ở phần kế hoạch và đánh giá đào tạo

  • Thực hành tốt bán lẻ thuốc GPP và  mục tiêu hướng đến?

Thực hành tốt bán lẻ thuốc GPP là bộ các nguyên tắc tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc, Mục đich hướng đến là cung ứng và bán lẻ thuốc trực tiếp đến người dùng thuốc. Ngoài ra khuyến khích việc sử dụng thuốc an toàn, hiểu quả.

  • Căn cứ vào đâu để thực hiện GPP?

Chủ nhà thuốc căn cứ vào thông tư 02/2018/TT – BYT ngày 22/01/2018 quy định về thực hành tốt bán lẻ thuốc.

  • Có bao nhiêu Quy trình? Các phụ lục kèm theo SOP như thế nào

 Quy trình có 11 SOP trong đó có 7 SOP bắt buộc và phải nắm các phụ lục

  • Thuốc trong đơn có thây đổi được không? Ai là người có thẩm quyền?

Câu trả lời là Được và Dược sĩ Đại học là người đủ quyền

  • Việc thực hành tốt Nhà thuốc hiện tại khác trước đây điểm nào?

Được thêm phần thuốc kiểm soát đặc biệt, Nhiệt ẩm kế tự ghi và phần mềm kết nối mạng

  • Đơn thuốc hợp lệ như thế nào và không hợp lệ ra sao?

Đơn thuốc hợp lệ phải đúng theo mẫu của thông tư. Có ghi đầy đủ nội dung đơn thuốc

Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi có thể ghi tên của cha, mẹ và đơn thuốc được kê chưa quá 5 ngày

  • Làm sao phân biệt được thuốc kê đơn, không kê đơn?

Đối với thuốc kê đơn theo hướng dẫn số 1571/BYT-KCB Danh mục 30 thuốc kê đơn

Đối với Thuốc không kê đơn Theo thông tư 07/2017/TT-BYT danh mục thuốc không kê đơn

Thẩm định nhà thuốc GPP và Những câu hỏi thường gặp

  • Khi có đơn thuốc không hợp lệ thì nhân viên Nhà thuốc phải làm gì?

Hỏi lại người kê đơn liên hệ trực tiếp hoặc là nhờ bệnh nhân quay lại nơi khám bệnh

Thông báo cho bệnh nhân biết và Dược sĩ có quyền từ chối bán

  • Nhiệm vụ của Quản lý chuyên môn của Dược sĩ như thế nào?

Có mặt tại nhà thuốc

Giám sát hoặc tham gia bán thuốc

Liên hệ bác sĩ khi cần thiết

Cập nhật kiến thức thường xuyên

Đào tạo hướng dẫn nhân viên về kiến thức chuyên môn

Tham gia kiểm tra chất lượng xuất nhập thuốc và bảo quản

  • Quy định và diện tích nhà thuốc

Tối thiểu 10 mét vuông, nhiệt độ không quá 30 độ và độ ẩm không quá 75%

  • Hồ sơ sổ sách được lưu trữ bao lâu?

Một năm sau khi thuốc hết hạn

  • Hướng dẫn sử dụng thuốc như thế nào?

Hướng dẫn bằng lời nói, ghi vào đơn thuốc của người mua

Tìm hiểu những triệu chứng và dị ứng của khách để tránh  rủi ro

  • Cần tư vấn và thông báo gì cho người mua thuốc?

Tư vấn lựa chọn thuốc phù hợp với nhu cầu, chi phí, các thông tin về thuốc, tác dụng phụ,… và những trường hợp chưa cần phải sử dụng thuốc

  • Khi giao thuốc cho khách phải đối chiếu các thông tin gì?

Kiểm tra Nhãn thuốc, Chủng loại, Số lượng, Hạn dùng, Chất lượng thuốc.

Trên đây là tổng hợp một số câu hỏi thường gặp nhất khi thẩm định nhà thuốc GPP được các giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp ích được cho các nhà thuốc khi chuẩn bị thẩm định

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.