Dân trí Tư duy phản biện là một kỹ năng quan trọng trong đời sống và ngày càng cần thiết đối với sự tiến bộ của sinh viên, nhưng không phải ai cũng có cơ hội để học về cách tư duy này tại trường học.
- Các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp hay gặp phải
- Một số bước để có kinh nghiệm hành nghề cho dân Luật
- 7 dấu hiệu cho thấy bạn hợp với nghề luật sư
Rèn tư duy phản biện – hãy học Luật
Tư duy sai dẫn đến kết quả không mong muốn
Anh Văn Sơn (Ninh Bình) hiện là nhân viên giao dịch chứng khoán. Công việc yêu cầu anh phải đề xuất ý tưởng và lên kế hoạch, song nhiều ý kiến mà anh đưa ra đều bị lãnh đạo bác bỏ. Dù buồn nhưng anh không tìm được luận điểm để phản bác và bảo vệ quan điểm của mình, dù những ý tưởng của anh rất hay ho, sáng tạo.
Ngẫm lại, anh Sơn tự nhận thấy, kể cả lúc còn ở trong trường hay khi đi làm, chưa lần nào anh có thể đưa ra lý lẽ thuyết phục để phản biện lại được người khác và bảo vệ quan điểm của mình.
Anh Sơn là một trong số rất nhiều trường hợp thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Đó là một kỹ năng vô cùng quan trọng tác động lên mọi khía cạnh của cuộc sống, giúp ta có thể bình tĩnh đánh giá và phân tích thông tin, xác định tính đúng sai, hay khả thi của một vấn đề từ đó đưa ra một luận điểm đúng đắn hợp lý và thuyết phục. Tuy nhiên để có được kỹ năng này không phải là một điều dễ dàng, nó đòi hỏi một quá trình rèn luyện chăm chỉ và một phương pháp thích hợp.
Vậy làm thế nào để trở thành người có tư duy phản biện tốt?
+ Thường xuyên tranh luận cùng bạn bè, đồng nghiệp
Tranh luận cùng với bạn bè, đồng nghiệp là cơ hội tốt để nhìn lại vấn đề dưới một góc độ tư duy khác, từ đó nhận ra được điểm sai của mình và cải thiện bản thân theo hướng tích cực hơn.
+ Cải thiện trí nhớ
Trí nhớ hoàn toàn có thể cải thiện được bằng nhiều phương pháp khác nhau như đọc nhiều sách, nhớ từ khóa, nhớ theo chuỗi logic hoặc nhớ qua sự kiện đặc biệt. Cải thiện trí nhớ sẽ giúp ích rất nhiều cho kỹ năng tư duy phản biện.
+ Tự tạo áp lực cho bản thân
Áp lực trong công việc và học tập không hẳn là một điều xấu, áp lực giúp cho chúng ta học cách lập kế hoạch làm việc hiệu quả, tìm ra các giải pháp nâng cao năng suất làm việc. Đồng thời học tập dưới áp lực cao giúp cho tốc độ tư duy nhanh hơn, tốc độ tư duy chính là thước đo đánh giá xem khả năng tư duy phản biện của bản thân đang ở mức nào.
+ Tham gia các hoạt động ngoại khóa
Các hoạt động thực tế là cơ hội để giám sát tính khả thi của sách vở khi áp dụng vào thực tế. Từ đó những câu hỏi đến từ nhiều khía cạnh của cuộc sống sẽ xuất hiện, việc giải đáp những câu hỏi đó chính là quá trình tư duy phản biện.
Hoạt động tranh luận, phản biện diễn ra sôi nổi.
Học Luật – Rèn luyên tư duy phản biện
Trường Luật là nơi đào tạo ra các thế hệ sinh viên có tư duy phản biện hiệu quả bởi cơ bản đó là đặc thù của nghề Luật, nơi mà các hoạt động tranh luận, phản biện diễn ra sôi nổi.
Mô hình giáo dục thực hành luật CLE (Clinical Legal Education) là một phương pháp học tập dựa trên sự trải nghiệm. Qua đó sinh viên sẽ được thực hành các kiến thức pháp luật và đưa lý thuyết vào thực tiễn thông qua các hoạt động thực hành pháp luật. Phương pháp này đã được Đại học Luật – Đại học Huế đưa vào trong quá trình đào tạo.
Theo ThS.NCS.Trần Cao Thành – Tổ trưởng Tổ thực hành Luật, ĐH Luật Huế: “Việc các bạn sinh viên được tham gia các hoạt động xã hội và thực hành nghề nghiệp trong trường là một bước tiến kéo gần khoảng cách giữa thực tiễn và lý thuyết, giúp rèn luyện tư duy của sinh viên, giám sát tính khả thi của sách vở khi áp dụng vào công việc cụ thể”.
Thanh Huyền, sinh viên khóa K38H trường Đại học Luật – Đai học Huế chia sẻ: “Mình là thành viên của Câu lạc bộ Luật gia tương lai của trường, ngoài ra mình còn tham gia cuộc thi Hùng biện, nó giúp mình mạch lạc hơn trong cách tư duy cũng như trình bày các vấn đề trước mọi người. Học Luật và được rèn giũa trong môi trường này mình cảm thấy tự tin và bản lĩnh hơn”.
Nguồn: ngheluat.edu.vn