Quy định về thủ tục khởi kiện trả nợ khi không có thế chấp tài sản

Mẹ tôi có cho một người vay tiền nhưng trong giấy tờ cho vay chỉ ghi là vay của mẹ tôi số tiền đó mà không có thế chấp gì. Hiện người sau một thời gian dài không trả mẹ tôi thì mẹ tôi có thể làm đơn kiện người đó không và nếu có thể kiện thì thủ tục sẽ là thế nào? Mong luật sư tư vấn!

Quy định về thủ tục khởi kiện trả nợ khi không có thế chấp tài sản

Quy định về thủ tục khởi kiện trả nợ khi không có thế chấp tài sản

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về trang Nghề luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các luật sư đầy kinh nghiệm của chúng tôi sẽ gửi đến bạn câu trả lời chính xác!

Quy định về thủ tục khởi kiện trả nợ khi không có thế chấp tài sản

Khoản 1 Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:

“1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.”

Vậy cho nên, khi mẹ bạn có yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản thì mẹ bạn phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, ví dụ như vi phạm về thời hạn thanh toán khoản tiền đã vay. Các chứng cứ này thông thường có thể là giấy (hợp đồng) vay tài sản, băng ghi âm, ghi hình hoặc là người làm chứng…

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm

Về thủ tục khởi kiện:

Tại Điều 429 BLDS năm 2015 có quy định:

“Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”

Do đó, trong khoảng thời gian 3 năm kể từ ngày mà quyền lợi của mẹ bạn bị xâm phạm thì mẹ bạn có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình.

Hồ sơ khởi kiện tại tòa án bao gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu);

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

Dựa trên quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về hợp đồng dân sự trong trường hợp của mẹ bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện. Theo đó, tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra việc thực hiện hợp đồng có quyền giải quyết tranh chấp của mẹ bạn.

Theo quy định tại Điều 190 BLTTDS năm 2015, bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có) hoặc gửi đến tòa án qua bưu điện; ngày khởi kiện sẽ được tính từ ngày bạn nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

 

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.