Quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị xử lý ra sao?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại đối với Nhà Nước và công dân mà còn gây ảnh đến tình trạng an ninh trật tự xã hội. Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được pháp luật xử lý như thế nào?

Quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị xử lý ra sao

Thế nào là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Đại diện pháp lý Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm có 02 hành vi là: lừa dối và hành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này đều có quan hệ mật thiết với nhau. Hành vi lừa dối được xem là điều kiện tiên quyết để hành vi chiếm đoạt xảy ra. Còn hành vi chiếm đoạt chính là kết quả, mục đích cuối cùng của hành vi lừa dối.

Theo quy định lừa dối là hành vi cố ý đưa ra các thông tin không đúng sự thật để người khác tin đó là sự thật. ậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được pháp luật hiện hành như thế nào? Về mặt khách quan, hành vi lừa đảo được xem là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội vẫn biết đó là thông tin giả nhưng vẫn muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối có thể được thực hiện bằng lời nói, hoặc xuất trình những giấy tờ sai sự thật.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể như sau:

  • Nếu tài sản bị chiếm đoạt hoặc bị người phạm tội chiếm giữ thì đây là hành vi giữ lại tài sản thay vì phải giao cho người bị lừa dối. Vì đã tin vào các thông tin của người phạm tội nên đã nhận nhầm tài sản (nhận sai, nhận thiếu) hoặc không nhận.
  • Nếu tài sản bị chiếm đoạt vẫn trong chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức chiếm đoạt này được coi là hành vi nhận tài sản từ người bị lừa dối.

Quy định về hành vi chiếm đoạt tài sản

Bộ luật Hình sự năm 2015, các đối tượng có hành vi lừa dối chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng thì sẽ được ghép vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu nằm trong những trường hợp sau:

  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà gây ảnh hưởng xấu đến trật tự,  an ninh và an toàn xã hội;
  • Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản trộm cắp là đồ thờ cúng, kỷ vật, di vật có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại;
  • Đã từng bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc các tội quy định tại: Điều 168 về tội cướp tài sản; Điều 169 về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Điều 170 về tội cưỡng đoạt tài sản; Điều 171 về tội cướp giật tài sản; Điều 172 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; Điều 174 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Điều 175 về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Điều 290 về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị xử lý ra sao

Mức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như thế nào?

Theo Kiến thức pháp luật  mức xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định Điều 174 bộ luật Hình Sự có 04 mức phạt chính như sau:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Giá trị của tài sản bị chiếm đoạt từ 2 triệu VNĐ đến dưới 50 triệu VNĐ. Hoặc dưới 2 triệu VNĐ mà thuộc một trong những trường hợp được nêu ở phần quy định trên thì chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thuộc một trong những trường hợp sau:

  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản rồi hành hung để tẩu thoát;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách có tổ chức;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Người nào có tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu VNĐ đến dưới 200 triệu VNĐ và thuộc một trong các trường hợp a, b, e, d tại mục 1 nêu trên;
  • Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp này sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu VNĐ trở lên;
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu VNĐ đến dưới 500 triệu VNĐ nhưng thuộc một trong những trường hợp đã nêu ở phần Quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
  • Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, hoàn cảnh chiến tranh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mức hình phạt bổ sung đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu VNĐ cho đến 50 triệu VNĐ dựa trên mức giá trị của tài sản bị chiếm đoạt.

Nguồn: ngheluat.edu.vn tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.