Những trường hợp bị cấm xuất cảnh

Nếu bị rơi vào một trong những trường hợp bị cấm xuất cảnh thì dù có hộ chiếu thì công dân cũng không thể xuất cảnh ra khỏi Việt Nam. Cụ thể những trường hợp cấm xuất cảnh này là gì?

Quy định của pháp luật về trường hợp bị cấm xuất cảnh

Những trường hợp bị cấm xuất cảnh

Những trường hợp bị cấm xuất cảnh

Tại Nghị định số 136/2007/NĐ-CP có liệt kê một loạt các trường hợp Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh ra nước ngoài. Cụ thể:

  • Đang có nghĩa vụ chấp hành án hình sự.
  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành án hoặc đang chờ giải quyết tranh chấp về kinh tế, dân sự.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính (trừ trường hợp có áp dụng các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ đó).
  • Vì lý do an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
  • Vì lý do ngăn chặn sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm.
  • Có các hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh khác theo quy định của Chính phủ.

Trong các trường hợp nêu trên cần phải lưu ý nhất đến trường hợp “Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm”. Vì theo Nghị định này, nếu chỉ bị tình nghi phạm tội mà vụ án còn chưa được khởi tố thì vẫn được phép xuất cảnh.

Nhưng trước thực tế các vụ đào tẩu ra nước ngoài của những tội phạm này không ít. Gần đây nhất có thể kể đến là Tin tức ông Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài. Theo nhiều luật sư giải thích, việc ông Trịnh Xuân Thanh đã ra khỏi lãnh thổ Việt Nam là rất dễ dàng. Bởi đối chiếu quy định nêu trên, trước ngày 16/9 ông Thanh chưa bị khởi tố, chưa bị điều tra nên có thể xem không thuộc trường hợp “có liên quan đến công tác điều tra tội phạm” và vẫn được quyền xuất cảnh.

Trước kẽ hở pháp luật này, Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định bổ sung các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh như sau: “người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện hành vi phạm tội và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh”.  Như vậy, đối tượng bị tố giác, bị kiến nghị, bị khởi tố cũng nằm trong nhóm chưa được xuất cảnh.

Thẩm quyền quyết định trường hợp bị cấm xuất cảnh

Thẩm quyền quyết định trường hợp bị cấm xuất cảnh

Thẩm quyền quyết định trường hợp bị cấm xuất cảnh

Công dân Việt Nam chưa được xuất cảnh nếu bị các cơ quan có thẩm quyền sau ra quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh:

  • Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp: với những trường hợp đang bị truy cưu trách nhiệm hình sự/ đang có nghĩa vụ chấp hành án/ liên quan đến công tác điều tra tội phạm hình sự, dân sự, kinh tế.
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng, Bộ trưởng các Bộ; Chủ tịch UBND tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương đối với cá đối tượng đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt hành chính, nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế đối với những trường hợp ngăn chặn bệnh dịch lây lan.
  • Bộ trưởng Bộ Công an với trường hợp vì lý do an ninh quốc phòng, an toàn xã hội.
  • Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an với các trường hợp có các hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh.

Theo Luật sư tư vấn, nhìn chung các quy định trên đề ra vẫn còn nhiều thiếu xót bất cấp điển hình quy định “liên quan đến công tác điều tra tội phạm” là chưa được giải thích rõ ràng. Dù đã có sửa đổi nhưng việc sửa đổi này “vô tình” khiến các quy định bị chồng chéo, hạn chế hiệu quả việc thực hiện pháp luật.

Nguồn: Ngheluat.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.