Những kỹ năng nghề nghiệp cần có khi bước vào nghề Luật sư

Hiện nay, cá nhân, tổ chức thuê luật sư bảo vệ  quyền lợi khi bị xâm phạm không còn là điều xa lạ trong xã hội nữa. Để thành Luật sư giỏi, bên cạnh kiến thức về pháp lý, thì luật sư còn cần có các kỹ năng nghề nghiệp khác.

Những kỹ năng nghề nghiệp cần có khi bước vào nghề Luật sư

Những kỹ năng nghề nghiệp cần có khi bước vào nghề Luật sư

1. Đạo đức nghề nghiệp

Người ta thường bảo người làm trong ngành tư pháp có khả năng đổi trắng thay đen, khiến người có tội nặng thành tội nhẹ, người tội nhẹ thành vô tội và ngược lại. Cũng có người ví luật sư giống những con rắn có chiếc lưỡi không xương uốn éo có thể giối trá bất cứ lúc nào. Điều này xuất phát từ hiện tượng có một bộ phận luật sư vì lợi ích cá nhân mà bóp méo sự thật. Vì thế việc trung thực, làm theo luật pháp của luật sư sẽ góp phần giúp cho xã hội trong sạch hơn.

2. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục

Người ta thường bảo luật sư là thầy cãi cũng vì nghề luật là nghề nói, nghề cãi nhiều. Vậy nên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục, trình bài vấn đề khúc chiết, rõ ràng sẽ là những kỹ năng quan trọng nhất. Hãy thử tưởng tượng cảnh, trong 1 phiên tòa mà người luật sư cứ ấp a ấp úng, ăn nói lủng củng, không rõ ràng… thì thân chủ của họ có bao nhiêu phần trăm thắng kiện? Bạn phải chịu khó rèn luyện những kỹ năng này. Tập nói 1 mình trước gương hoặc cùng những người bạn tập trung lại để bàn luận về một vấn đề nào đó.

3. Tư duy phân tích và tổng hợp

Bạn sẽ phân tích những hành vi xảy ra trong vụ kiện, rồi xâu chuỗi tất cả chúng thành một hệ thống, để tìm ra đâu là nguyên nhân, là điểm trọng yếu của vụ kiện hay tìm ra được đầu mối để lần theo nó mà tìm tiếp thông tin. Sự tư duy này luôn trên cơ sở của sự logic chứ không để suy nghĩ cảm tính chen vào được. Kiến thức về tâm lý con người, tâm lý tội phạm, kỹ năng nghề nghiệp của luật sư sẽ giúp cho bạn dễ dàng tìm được nguyên nhân của hành vi phạm tội.

4. Hướng dẫn thân chủ quyết định khởi kiện hoặc không

Có những giai đoạn rất quan trọng, khi đó người luật sư sẽ tư vấn cho thân chủ có nên khởi kiện hay không. Để làm được điều này thì người luật sư phải nghiên cứu kỹ lưỡng hồ sơ vụ việc và những điều kiện cần và đủ theo quy định pháp luật về khởi kiện. Bên cạnh đó còn có vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp của luật sư,

người luật sư phải tìm được phương án có lợi nhất cho thân chủ của mình. Phân tích cho thân chủ của họ về những điều có lợi và bất lợi khi khởi kiện, từ đó đưa ra được giải pháp có lợi nhất cho thân chủ.

5. Hướng dẫn thân chủ thu thập chứng cứ

Luật sư phải hướng dẫn thân chủ của họ thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh việc yêu cầu khởi kiện của họ là chính đáng, hợp pháp.

Chứng cứ của vụ án tranh chấp quyền thừa kế sẽ là những văn bản, giấy tờ chứng minh được thân chủ thuộc hàng thừa kế. Hoặc chứng minh được di chúc là không hợp pháp khi thừa kế theo di chúc.

Bên cạnh đó việc đánh giá chứng cứ và chứng minh chứng cứ là rất quan trọng

6. Khả năng ngoại ngữ là một kỹ năng nghề nghiệp quan trọng

Cùng với những kỹ năng trên, bạn cũng cần có trình độ ngoại ngữ tốt để có thể làm việc được trong thời đại hội nhập hiện nay. Khi là luật sự giỏi, bạn hoàn toàn có thể tham gia vào những vụ kiện mang tầm quốc tế hay những vụ kiện liên quan đến người nước ngoài ở Việt Nam. Những vụ kiện này sẽ mang lại cho bạn thật nhiều kinh nghiệm và khoản thù lao rất cao. Chớ để rào cản về ngôn ngữ hạn chế khả năng, cơ hội của bạn.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.