Không chia tài sản thừa kế cho con được không?

Kiến thức pháp luật: Em trai tôi có hai con ngoài giá thú và các cháu do tôi nuôi dưỡng. Thương các cháu không có mẹ, bố đi bước nữa, tôi muốn để tại toàn bộ tài sản của mình cho hai cháu mà không phải cho chồng con của mình thì có được không?

khong-chia-tai-san-thua-ke-cho-con-duoc-khong

Không chia tài sản thừa kế cho con được không

Theo Nghề Luật, Quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2005, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Điều 648 quy định người lập di chúc có các quyền sau đây: chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; phân định phần di sản cho từng người thừa kế; dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; giao nghĩa vụ cho người thừa kế; chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, với các quy định nói trên, bạn có quyền lập di chúc để cho 2 người cháu nhận thừa kế theo ý nguyện của bạn.

Về hình thức của di chúc, bạn có thể lựa chọn một trong 3 loại gồm: di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có người làm chứng; di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Tuy nhiên, để khách quan và có cơ sở xác định người lập có tỉnh táo, minh mẫn, có bị đe dọa, lừa dối hay không, người để lại tài sản thường lựa chọn di chúc có người làm chứng hoặc có công chứng, chứng thực.

Về nội dung, di chúc phải ghi rõ: ngày, tháng, năm lập di chúc; họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; di sản để lại và nơi có di sản; việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Liên quan đến người làm chứng, pháp luật về thừa kế quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây: người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.

Về thủ tục, nếu bạn lựa chọn hình thức di chúc được công chứng hoặc chứng thực thì bạn cần liên hệ với một cơ quan công chứng hoặc UBND cấp xã đề nghị chứng nhận di chúc. Bạn cần phải xuất trình bản chính các giấy tờ tùy thân và giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, sử dụng) mà bạn để lại cho người thừa kế và các tài liệu khác theo yêu cầu của cơ quan công chứng, chứng thực.

Trường hợp bạn lựa chọn di chúc có người làm chứng thì phải có ít nhất 2 người làm chứng. Nội dung di chúc nên thể hiện đầy đủ thông tin của người làm chứng như: tên tuổi, năm sinh, số CMND, nơi cư trú…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.