Xin luật sư giải đáp: Đầu tháng 11/2019, gia đình tôi phát hiện con mình sau khi đi học về thì có những vết bầm tím trên cơ thể. Sau khi hỏi rõ cháu thì cháu bảo bị cô giáo đánh. Vậy xin luật sư cho biết, cô giáo trong trường hợp này phạm tội bạo hành trẻ em không?
- Những vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp hay gặp phải
- Có án lệ, tranh chấp bảo hiểm nhân thọ bớt căng
- Các vấn đề pháp lý quan trọng cần biết khi mua căn hộ
Bạo hành trẻ em đã được quy định trong Luật pháp Việt Nam
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về trang Nghề luật. Đội ngũ luật sư tư vấn xin trả lời như sau:
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì hiện nay gia đình bạn đang nghi ngờ con mình bị cô giáo đánh dẫn đến có vết bầm tím trên người và bạn đang thắc mắc đó có phải hành vi “Bạo hành” hay không. Theo khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2014 hiện nay quy định “Hành vi ngược đãi, hành hạ trẻ em là một trong những hành vi bị nghiêm cấm”.
Quy định này được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của luật, bao gồm các hành vi như:
– Có hành vi xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn, uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.;
– Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
– Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần;
– Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ;
– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần;
– Mua, bán trẻ em dưới mọi hình thức; Đánh tráo trẻ em vì bất cứ mục đích gì;
– Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em thù ghét cha, mẹ, người giám hộ; Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của người khác.”
Đối với trường hợp của bạn, bạn cần phải xem xét thật kỹ những vết thương đó có thật sự là do cô giáo gây ra không? Vết thương có nghiêm trọng như bạn nghĩ không? Hỏi bé việc bị cô giáo đánh có thường xuyên không? Hỏi các bé học cùng lớp xem có đúng là bị cô giáo đánh không? Và hỏi chính cô giáo về những vết thương đó nguyên nhân do đâu. Bởi rất có thể đây chỉ là những vết thương do chính bé gây ra trong quá trình vui chơi với các bạn. Bạn cần thật bình tĩnh khi xem xét sự việc trên.
Tùy theo mức độ vi phạm mà Luật pháp áp dụng mức phạt khác nhau
Trường hợp nếu thật sự đó là hành vi bạo hành thì căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi mà cô giáo đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:
Đối với hành hành vi bạo hành trẻ em không gây ra các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, tuy nhiên hành vi bạo hành nếu gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Bộ luật Hình sự năm 2015 (Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm các tội sau: (Điều 173) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; (Điều 128) Tội vô ý làm chết người; (Điều 123) Tội giết người; (Điều 140) Tội hành hạ người khác. Ví dụ: Điều 140 Bộ luật hình sự quy định:
Bên cạnh đó người có hành vi bạo hành còn phải bồi thường cho cha mẹ hoặc người giám hộ của các bé số tiền để bù đắp những tổn thất vật chất thực tế và tổn thất tinh thần.
Văn phòng Luật sư đại diện của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, “Điều 140. Tội hành hạ người khác
1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11% trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên.”
Nguồn: ngheluat.edu.vn