Hiện không ít người nước ngoài muốn định cư và hành nghề dược tại Việt Nam. Tuy nhiên Luật dược nước ta có cho phép người nước ngoài hành nghề dược?
- Luật Dược: Hiệu thuốc có bán thuốc ngủ không?
- Quy định thành lập Trường Cao đẳng Y Dược phải có vốn 100 tỷ đồng
- Thuốc và các thủ tục pháp lý cần phải biết
Giải đáp “Người nước ngoài có được hành nghề dược tại Việt Nam?”
Người nước ngoài hoàn toàn có thể hành nghề dược tại Việt Nam nếu được cấp Chứng chỉ hành nghề dược tại Việt Nam và đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong hành nghề dược theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Kiến thức nghề Luật về ngành Dược không thể không nắm rõ, theo Điều 3, Chương II Thông tư số 07/2018/TT-BYT “Quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược”, được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 12 tháng 4 năm 2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2018, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc và người phụ trách dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được công nhận biết tiếng Việt thành thạo.
Cụ thể những tiêu chí để công nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài biết Tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược gồm:
– Được kiểm tra và công nhận tiếng Việt thành thạo bởi các cơ sở giáo dục là trường đại học chuyên ngành y, dược của Việt Nam có khoa hoặc bộ môn ngoại ngữ đáp ứng việc đánh giá năng lực tiếng Việt trong chuyên môn, theo quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT, đồng thời có ngân hàng đề thi để kiểm tra và công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược.
– Người hành nghề dược cũng sẽ được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong hành nghề dược, mà không phải qua kiểm tra khi thuộc một trong số các trường hợp sau đây:
Có bằng tốt nghiệp trình độ Trung cấp chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp, mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt.
Có chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền có thời gian từ 12 tháng trở lên, mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt.
Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành y, dược, y học cổ truyền do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt.
Trường hợp người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thành thạo tiếng Việt thì bắt buộc phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng là một trong các ngôn ngữ sau: tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc và tiếng Nhật Bản. Bên cạnh đó, người nước ngoài này phải có người phiên dịch được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược. Trong đó cần chú ý: một người phiên dịch chỉ được phiên dịch cho một người hành nghề dược tại cùng một thời điểm mà người hành nghề đó đang hành nghề dược.
Đây cũng là một trong những quy định mà các Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược hay Đại học Dược cần lưu tâm nếu muốn tuyển dụng người nước ngoài hành nghề dược tại Việt Nam.
Nguồn: ngheluat.edu.vn