Tình huống liên quan đến việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần đại chúng

Chào Luật sư! Em có thắc mắc muốn nhờ luật sư tư vấn và giải đáp giúp em với ạ:

Tình huống liên quan đến việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần đại chúng

Tình huống liên quan đến việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần đại chúng

Công ty chồng em là công ty cổ phần (thành lập để quản lý dự án Thủy điện của PVN/PVPOWER) với số vốn điều lệ ban đầu là 1.200 tỷ đồng; ngày 05/3/2009 đăng ký thay đổi lần 1, tăng vốn điều lệ lên thành 1.800 tỷ đồng; ngày 29/3/2012 đăng ký thay đổi lần 4, tăng vốn điều lệ lên thành 2.010 tỷ đồng.

Đến ngày 30/9/2013 thì Ủy ban chứng khoán nhà nước có văn bản chấp thuận Công ty là công ty cổ phần đại chúng. Trong quá trình thực hiện dự án, Tổng mức đầu tư tăng lên, số vốn thiếu hụt, do đó ĐHĐCĐ thường niên 2015 đã chấp thuận phương án tăng vốn điều lệ lên 2.310 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm 30 triệu cổ phần cho các cổ đông hiện hữu đăng ký mua theo khoản 2 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005. Công ty đã làm thủ tục đăng ký vốn với Sở kế hoạch đầu tư, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 25/5/2015 với số vốn điều lệ là 2.310 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quá trình góp vốn chỉ có cổ đông chi phối là PVPOWER góp phần vốn theo tỷ lệ của mình, các cổ đông khác không góp thêm nên vốn điều lệ thiếu mất 53,408 tỷ đồng. Hội đồng quản trị công ty vì Tổng mức đầu tư tăng và Cổ đông không góp thêm vốn điều lệ nên muốn bán số cổ phần của các cổ đông hiện hữu không góp (được quyền mua nhưng không mua) cho cổ đông chiến lược khác để bổ sung vốn điều lệ còn thiếu, đồng thời muốn phát hành thêm cổ phần trị giá 501,702 tỷ đồng để tăng vốn điều lệ lên 2.811,702 tỷ đồng bằng phương án chào bán cho cổ đông chiến lược khác nhằm bổ sung nguồn vốn do Tổng mức đầu tư tăng.

Em muốn hỏi:

1) Thủ tục đăng ký vốn với Sở kế hoạch đầu tư, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 25/5/2015 có vi phạm quy định của UBCKNN không ạ?

2) Phương án bán số cổ phần của các cổ đông hiện hữu không góp (được quyền mua nhưng không mua) cho cổ đông chiến lược khác để bổ sung vốn điều lệ còn thiếu là 53,408 tỷ đồng có vi phạm quy định của Luật chứng khoán không ạ?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1) Thủ tục đăng ký vốn với Sở kế hoạch đầu tư, đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 25/5/2015 có vi phạm quy định của UBCKNN không ạ?

Đối với công ty cổ phần đại chúng: sau khi hoàn tất đợt phát hành cổ phần theo quy định của Luật Chứng khoán và báo cáo kết quả cho Ủy ban chứng khoán nhà nước về đợt phát hành theo Điều 37 Thông tư Số: 162/2015/TT-BTC của Bộ tài chính quy định về hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chapf bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu. Sau đó, công ty thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Do vậy, thủ tục đăng ký vốn với Sở kế hoạch và đầu tư  của công ty bạn đã vi phạm các quy định của UBCKNN theo thông tư số 162/2015/TT-BTC đã nêu trên

2) Phương án bán số cổ phần của các cổ đông hiện hữu không góp (được quyền mua nhưng không mua) cho cổ đông chiến lược khác để bổ sung vốn điều lệ còn thiếu là 53,408 tỷ đồng có vi phạm quy định của Luật chứng khoán không ạ?

Theo quy định của pháp luật hiện hành áp dụng cho công ty đại chúng thì:

Việc chào bán cổ phần cho cổ đông chiến lược với số lượng hạn chế là hình thức chào bán cổ phần (chứng khoán) riêng lẻ

Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khoán cho dưới một trăm nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và không sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc Internet.

Thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng

Thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng

Thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng

Theo Điều 6, Điều 8 Nghị định 58, thẩm quyền giải quyết và thủ tục thực hiện như sau:

– Công ty đại chúng gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,  thành phấn hồ sơ bao gồm

a) Giấy đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 58

b) Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án chào bán và phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán

c) Quyết định của Hội đồng quản trị thông qua tiêu chí và danh sách lựa chọn đối tượng được chào bán trong trường hợp được Đại hội đồng cổ đông ủy quyền

d) Tài liệu cung cấp thông tin về đợt chào bán cho nhà đầu tư (nếu có);

đ) Tài liệu chứng minh đáp ứng tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài và tuân thủ quy định về hình thức đầu tư trong trường hợp chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài

e) Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện (nếu có).

(Tham khảo Khoản 2 điều 5 Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật chứng khoán)

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần riêng lẻ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải có ý kiến bằng văn bản yêu cầu tổ chức phát hành bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ được tính từ thời điểm tổ chức phát hành hoàn thành việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo cho tổ chức đăng ký và công bố trên trang thông tin điện tử về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức đăng ký.

– Trong vòng 10 ngày kể từ khi hoàn thành đợt chào bán, tổ chức phát hành gửi báo cáo kết quả đợt chào bán theo mẫu cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng

Khoản 6 điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010 quy định các điều kiện cụ thể như sau

a) Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án chào bán và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ đối tượng, số lượng nhà đầu tư;

b) Việc chuyển nhượng cổ phần, trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu một năm, kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán, trừ trường hợp chào bán riêng lẻ theo chương trình lựachọn cho người lao động trong công ty, chuyển nhượng chứng khoán đã chào bán của cá nhân cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán giữa các nhà đầu tưchứng khoán chuyên nghiệp, theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luậ

c) Các đợt chào bán cổ phần hoặc trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ phải cách nhau nhất sáu tháng.

Theo quan điểm của chúng tôi, bạn nên tiến hành lại từ đầu các bước theo trình tự và nội dung chúng tôi tư vấn trên đây dựa trên cơ sở tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông công ty để báo cáo thực trạng và xin ý kiến tổ chức thực hiện lại cho đúng quy định của pháp luật.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.