Quy định mức xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai như thế nào?

Luật sư Nghề luật sẽ giải đáp quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch UBND cấp chính xác.

Xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai đã được quy định Xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai đã được quy định

Nội dung câu hỏi độc giả:

Tôi bị Chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt hành chính với hành vi vi phạm lấn, chiếm đất quy định tại khoản 2, Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai như sau:

  1. Hình thức phạt chính: Phạt tiền. Mức phạt 4.000.000đ
  2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm;

– Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm

Như vậy, Chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tôi như vậy là đúng hay sai? Xin cám ơn!

Trả lời quy định xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai

Trang Nghề luật cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi! Luật sư tư vấn luật đất đai gửi đến bạn câu trả lời như sau:

Tại Điều 10, Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về hình thức và mức xử phạt với hành vi lấn, chiếm đất đai như sau:

“Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Quy định mức xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai mới nhất

Quy định mức xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai mới nhất

Đồng thời cũng theo Luật sư Nghề luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Nghị định nêu trên, tại khoản 1,  Điều 31 quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND cấp xã như sau:

“1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.”

Theo nội dung trình bày, bạn bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 10 nghị định 102/2014, theo đó đối với hành vi lấn chiếm đất của bạn, hình thức xử phạt là hình phạt tiền với mức 3 -5 triệu và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn chiếm.

Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1, Điều 31 Nghị định nêu trên thì Chủ tịch UBND cấp xã chỉ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của bạn là phạt tiền đến 4 triệu và buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm. Còn đối với hình phạt bổ sung là buộc trả lại đất đã lấn chiếm thì Chủ tịch UBND cấp xã không có thẩm quyền này mà thuộc về Chủ tịch UBND cấp huyện và cấp tỉnh.

Vì vậy trong trường hợp này, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã đối với bạn là trái quy định của pháp luật, cụ thể là sai về thẩm quyền ra quyết định.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.