Phải làm gì để có Luật sư bảo chữa tại phiên tòa?

Tôi có người cháu họ phạm tội “giết người”, năm nay cháu mới 17 tuổi. Bố mẹ cháu muốn thuê Luật sư bảo chữa cho cháu tại phiên tòa, nhưng gia đình lại nghèo không thể thuê Luật sư được, Xin cho hỏi, gia đình phải làm gì để có Luật sư bảo chữa cho cháu tại phiên tòa?

Phải làm gì để có Luật sư bảo chữa tại phiên tòa?

Phải làm gì để có Luật sư bảo chữa tại phiên tòa?

Theo qui định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS quy định:

“Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:

  1. a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
  2. b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất…”

Như vậy, các bị can, bị cáo bị truy tố về những tội có khung hình phạt cao nhất  là tử hình và các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất đều bắt buộc phải có luật sư bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa xét xử.

Do qui định “bắt buộc phải có luật sư”, nên trong nhiều vụ án thuộc các trường hợp như trên, dù gia đình hoặc bị can bị cáo không thuê Luật sư thì họ vẫn được Luật sư bào chữa theo hình thức là “Luật sư chỉ định” (Luật sư miễn phí). Việc chỉ định này thực hiện theo nguyên tắc cơ quan tiến hành tố tụng (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án) gửi công văn đến Đoàn luật sư địa phương. Đoàn luật sư sẽ chỉ định Luật sư bào chữa miễn phí cho bị cáo.

Trong trường hợp bạn hỏi, cháu bạn bị truy tố về tội “giết người”, có khung hình phạt cao nhất là “tử hình”, hơn nữa  lại là người chưa thành niên, vì vậy nếu gia đình cháu bạn không thuê Luật sư, thì Tòa án cũng sẽ chỉ định Luật sư bảo chữa cho cháu bạn tại phiên tòa. Ngoài ra, nếu gia đình nghèo khó thì có thể liên hệ với các Trung tâm trợ giúp pháp lý tại địa phương để được hướng dẫn và trợ giúp.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.