Cách tính thời gian thâm niên để được nghỉ phép năm?

Tôi là công chức nhà nước, trước đây tôi công tác ở Sở tài chính Hà Tĩnh được 15 năm, nay chuyển công tác sang Sở giao thông vận tải Hà Tĩnh; vậy khi tính thời gian thâm niên để tính ngày nghỉ phép năm 2020 ở sở giao thông vận tải, tôi có được tính cộng dồn 15 năm làm việc ở sở tài chính quảng bình để tính thời gian thâm niên hay không? Mong luật sư tư vấn!

Cách tính thời gian thâm niên để được nghỉ phép năm bạn nên biết

Cách tính thời gian thâm niên để được nghỉ phép năm bạn nên biết

Hướng dẫn cách tính thời gian thâm niên để được nghỉ phép năm?

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về trang Nghề luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur! Chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề của bạn như sau:

Căn cứ luật công chức năm 2008, công chức được quyền nghỉ phép năm theo quy định tại bộ luật lao động.

Theo bạn trao đổi: Bạn đã công tác tại Sở Tài chính tỉnh Hà Tĩnh được 15 năm, nay chuyển sang Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh. Bạn muốn biết số ngày nghỉ hàng năm trên cơ sở thâm niên công tác ở cả hai đơn vị là bao nhiêu ngày. Hiện vấn đề này được Bộ luật lao động năm 2019 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2021) quy định như sau:

Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Cách tính thời gian thâm niên được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019

Cách tính thời gian thâm niên được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

Như vậy theo luật sư tư vấn, đề xác định có được cộng dồn ngày nghỉ hàng năm theo thâm niên hay không, bạn phải xác định ở hai nơi bạn đã công tác có phải làm việc cho một người sử dụng lao động hay không? Việc tính nghỉ hàng năm của công chức được luật cán bộ công chức 2008 quy định do luật lao động điều chỉnh.

Theo như bạn trình bày, thì bạn là công chức nhà nước. Như vậy khi bạn tham gia vào bộ máy nhà nước bạn phải ký hợp đồng lao động với cơ quan tiếp nhận bạn. Khi bạn được chuyển sang công tác tại cơ quan thứ hai là Sở Tài chính Quảng Bình với hình thức luân chuyển, điều động hay biệt phái thì người sử dụng lao động vấn là một người sử dụng lao động đó là cơ quan nhà nước. Cụ thể là nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Do đó nhà nước là chủ thể sử dụng lao động đối với bạn. Còn đối với các Sở, Ban, Ngành là cơ quan chủ quản đại diện tiếp nhận bạn vào làm việc trong bộ máy nhà nước. Do đó bạn có quyền được cộng dồn thời gian làm việc ở hai Sở lại với nhau để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.