Gửi luật sư tư vấn: “Công ty em đang công tác có đăng ký kinh doanh trồng, mua bán cây con giống, hom giống và có xuất bán cây giống cho Phòng Nông Nghiệp, Ban QLDA các huyện vào năm 2019. Vậy doanh nghiệp có phải chịu thuế 5% khi xuất hóa đơn bán ra hay không?
- Các mức phạt cho hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả
- Thông tin điều kiện và thủ tục Buôn bán thuốc thú y
- Luật Dược: Người nước ngoài có được hành nghề dược tại Việt Nam?
Tìm hiểu thuế GTGT khi mua bán cây giống nhập về bán
Chào bạn! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến trang Nghề luật. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Cơ sở pháp lý giải đáp thuế GTGT khi mua bán cây giống nhập về bán
– Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008;
– Thông tư số 219/2013/TT-BTC;
– Nghị định số 209/2013/NĐ-CP.
– Tham khảo công văn số: 9720/CT-TTHT cục thuế Hà Nội ngày 13/12/2017 về việc giải đáp chính sách thuế.
Tư vấn, giải đáp về thuế GTGT khi mua bán cây giống nhập về bán
Theo thông tin chị cung cấp được biết, số cây giống bán cho Phòng Nông Nghiệp, BQLDA các huyện là do bên doanh nghiệp mình nhập từ đơn vị khác.
Luật sư đại diện pháp lý Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về các đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
2. Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, cành giống, củ giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền ở các khâu nuôi trồng, nhập khẩu và kinh doanh thương mại. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. Đối với sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc loại Nhà nước ban hành tiêu chuẩn, chất lượng phải đáp ứng các điều kiện do nhà nước quy định.”
Căn cứ khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/TT-BTC quy định về các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thế GTGT như sau:
“Điều 5. Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Thuế GTGT khi mua bán cây giống nhập về bán được tuân theo quy định về luật
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 219/TT-BTC quy định về thuế suất 5% như sau:
“Điều 10. Thuế suất 5%
5. Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế, bảo quản (hình thức sơ chế, bảo quản theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này) ở khâu kinh doanh thương mại, trừ các trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến hướng dẫn tại khoản này bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ.”
Căn cứ Điều 11 Thông tư 219/TT-BTC quy định về thuế suất 10% như sau:
“Điều 11. Thuế suất 10%
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.
Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.”
Như vậy, căn cứ theo các quy định ở trên có thể thấy đối với bán cây giống được chia thành 3 trường hợp:
Trường hợp 1: Công ty sản xuất, kinh doanh giống cây trồng thì hoạt động bán giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp 2: Công ty là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có mua các sản phẩm như cây cảnh, cây giống, cây bóng mát, chậu cây cảnh kèm theo (hoặc mang về ươm trồng một thời gian sau xuất bán) thì:
- Khi xuất bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
- Xuất bán cho hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất (5%)
Trường hợp 3: Công ty thực hiện các dịch vụ chăm sóc cây xanh, sử dụng kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa, uốn thế thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%.
Vậy, đối với trường hợp của bên mình là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua các sản phẩm cây giống sau đó bán lại cho tổ chức (Phòng Nông nghiệp, BQLDA các huyện) thì theo quy định ở trên sẽ phải kê khai, nộp thuế GTGT theo mức thuế suất (5%).
Nếu bên anh/chị sử dụng cây giống do chính công ty ươm trồng thì không thuộc đối tượng chịu thuế và không phải kê khai nộp thuế GTGT.
Nguồn: ngheluat.edu.vn