Hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán sẽ bị phạt lên đến 30 triệu đồng kể từ ngày 01/05/2018 Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực.
- Các mức phạt cho hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả
- Thông tin điều kiện và thủ tục Buôn bán thuốc thú y
- Luật Dược: Người nước ngoài có được hành nghề dược tại Việt Nam?
Phạt đến 30 triệu đồng nếu giả mạo, khai man chứng từ kế toán
Căn cứ pháp lý luận tội giả mạo, khai man chứng từ kế toán
Theo giảng viên Luật Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, những căn cứ pháp lý để luận tội giả mạo, khai man chứng từ kế toán gồm:
- Luật kế toán ngày 20 tháng 11 năm 2015 ;
- Nghị định Số 41/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
Mức phạt đối với hành vi giả mạo, khai man chứng từ kế toán
Theo điều 8 nghị định số 41/2018/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành vi vi phạm về chứng từ kế toán như sau :
Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;
c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;
d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;
đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
d) Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
đ) Lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
e) Thực hiện chi tiền khi chứng từ chi tiền chưa có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Bổ sung các yếu tố chưa đầy đủ của chứng từ đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc hủy các chứng từ kế toán bị khai man, giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc lập bổ sung chứng từ chưa được lập khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
d) Buộc hủy các chứng từ kế toán đã được lập nhiều lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.
Có thể thấy rằng, đối với việc giả mạo, khai man chứng từ kế toán từ ngày 01/05/2018 bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định của nghị định Số 41/2018/NĐ-CP và chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán đã được quy định tại nghị định Số 41/2018/NĐ-CP
Ngoài ra, theo điều 15 của nghị định Số 41/2018/NĐ-CP quy định Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như sau:
Điều 15. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm từ 12 tháng trở lên so với thời hạn quy định;
b) Không sắp xếp tài liệu kế toán đưa vào lưu trữ theo trình tự thời gian phát sinh và theo kỳ kế toán năm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;
b) Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ;
c) Sử dụng tài liệu kế toán trong thời hạn lưu trữ không đúng quy định;
d) Không thực hiện việc tổ chức kiểm kê, phân loại, phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị hủy hoại.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật kế toán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định khi thực hiện tiêu hủy tài liệu kế toán.
Trên đây là tư vấn của trang Nghề luật về Cách xác định doanh thu để tính thuế khoán cho hộ kinh doanh cá thể. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ đến chúng tôi để được luật sư tư vấn chính xác nhất.
Nguồn: ngheluat.edu.vn