Hiện đã có văn bản quy định về mức xử phạt đối với hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn của bác sĩ. Theo đó các cá nhân, tập thể hoạt động trong lĩnh vực này cần cập nhật một cách đầy đủ.
- Các mức phạt cho hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả
- Thông tin điều kiện và thủ tục Buôn bán thuốc thú y
- Luật Dược: Người nước ngoài có được hành nghề dược tại Việt Nam?
Bán lẻ thuốc không có đơn của bác sĩ sẽ bị phạt theo quy định
Thời gian gần đây, trang ngheluat.edu.vn nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến vấn đề bán lẻ thuốc khi không có đơn của bác sĩ. Theo đó, trang sẽ lấy một câu hỏi điển hình để giúp các độc giả hình dung rõ hơn về vấn đề thường gặp này.
Câu hỏi:
“Tôi hiện đang kinh doanh nhà thuốc tân dược. Khi quản lý thị trường đến kiểm tra thì mọi cái đều đạt, duy chỉ có mấy vỉ thuốc cắt lẻ để bán điều trị cảm cúm. Hiện quản lý thị trường đã lập biên bản và đề nghị mức phạt 30.000.000 đồng. Vậy việc làm của quản lý thị trường có đúng với quy định pháp luật?
Thắc mắc của bạn sẽ được Luật sư tư vấn trả lời cụ thể như sau:
Căn cứ pháp lý trả lời
– Nghị định 176/2013/NĐ-CP;
Mức xử phạt về hành vi bán lẻ thuốc khi không có đơn của bác sĩ
Theo thông tin bạn cung cấp: Bạn đang kinh doanh một nhà thuốc tân dược và quản lý thị trường đến kiểm tra, mọi thứ đều đạt duy chỉ có mấy vỉ thuốc cắt lẻ để bán điều trị cảm cúm, quản lý thị trường lập biên bản và đề nghị mức phạt 30.000.000 đồng. Tuy nhiên bạn lại không nêu rõ quản lý thị trường lập biên bản về hành vi vi phạm gì nên Luật sư khuyên bạn tham khảo quy định tại Điều 40 Nghị định 176/2013/NĐ-CP để biết được mức phạt của quản lý thị trường phạt bạn như vậy có đúng với quy định hay không.
Cụ thể Điều 40 Nghị định 176/2013/NĐ-CP:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn của bác sĩ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán lẻ dược liệu đã qua sơ chế không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận;
b) Người bán thuốc hoặc tham gia bán thuốc (không phải chủ cơ sở bán lẻ) không có bằng cấp chuyên môn theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán thuốc không đúng với chỉ định điều trị của thầy thuốc.
4.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thu hồi hoặc không báo cáo kết quả thu hồi thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Bán buôn dược liệu đã qua sơ chế không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Không có phòng pha chế riêng biệt với cơ sở bán lẻ thuốc có pha chế theo đơn;
d) Không có kho bảo quản đối với cơ sở bán lẻ thuốc có đăng ký kho bảo quản;
đ) Bán thuốc sử dụng trong các chương trình quốc gia hoặc thuốc đã được bảo hiểm y tế chi trả hoặc buôn bán thuốc viện trợ mà quy định không được bán, thuốc viện trợ nhân đạo, thuốc nhập khẩu phi mậu dịch, thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị của bệnh viện trong trường hợp đặc biệt.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán lẻ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng;
b) Bán thuốc đã có thông báo thu hồi theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Bán thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm, theo dõi đánh giá lâm sàng hoặc thuốc pha chế theo đơn được sử dụng trong phạm vi nhà thuốc hoặc cơ sở điều trị;
d) Bán buôn nguyên liệu làm thuốc, thuốc thành phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế cho cơ sở không có chức năng kinh doanh thuốc;
đ) Bán buôn thuốc cho cơ sở dược không hợp pháp hoặc không được phép mua những thuốc đó theo quy định của pháp luật.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán buôn thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng;
b) Bán thuốc chưa được phép lưu hành;
c) Bán thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc không được phép lưu hành.
Mức phạt đối với hành vi bán lẻ thuốc không có đơn của bác sĩ
đã được quy định tại Điều 40 Nghị định 176/2013/NĐ-CP
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi không thực hiện thu hồi thuốc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 4, các Điểm a, b, d và đ Khoản 5, Khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hoàn trả toàn bộ số tiền thu được đối với hành vi quy định tại Điểm đ Khoản 4, các Điểm a, b và c Khoản 5, Khoản 6 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ số thuốc đối với hành vi quy định tại Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, theo quy định tại khoản 1, Điều 42 Nghị định 176/2013/NĐ-CP thì nếu bạn bán lẻ thuốc không đáp ứng yêu cầu về bảo quản ghi trên nhãn thuốc hoặc để lẫn sản phẩm không phải là thuốc cùng với thuốc thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Đồng thời, bạn phải tiêu hủy toàn bộ số thuốc không bảo đảm chất lượng đó.
Hi vọng với những thông tin về quy định trên có thể cung cấp chính xác tình hình bạn đang gặp phải cũng như có thêm các kiến thức về pháp luật nghề nghiệp. Trong trường hợp quản lý thị trường lập biên bản xử phạt sai bạn có quyền làm đơn khiếu nại về việc này.
Nguồn: ngheluat.edu.vn