Luật sư tư vấn giúp em trường hợp: Em đăng ký kết hôn vào năm 2005 với người nước ngoài. Chồng em có bảo lãnh cho em sang nước ngoài nhưng em không đi nên giận và không ngó ngàng đến em nữa. Sau 7 năm thì em lấy chồng khác và đăng ký kết hôn lần nữa mà chưa ly hôn với người đầu tiên. Nay gia đình em muốn bảo lãnh cho em sang nước ngoài thì em có thể nộp đơn để người nhà bảo lãnh chồng và con em cùng sang được không? Em có cần ly dị với người chồng đầu tiên không, cách ly dị như thế nào?
- Các mức phạt cho hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả
- Thông tin điều kiện và thủ tục Buôn bán thuốc thú y
- Luật Dược: Người nước ngoài có được hành nghề dược tại Việt Nam?
Tìm hiểu thủ tục ly hôn và những vấn đề pháp lý liên quan
Quy định về Luật hôn nhân và gia đình 2014
Luật sư đại diện Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, theo khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;…”
Do đó, trong trường hợp bạn và chồng bạn chưa ly hôn nhưng bạn đã có hành vi kết hôn với người khác nên bạn đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm điều cấm của pháp luật. Vì thế bạn sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Luật hôn nhân và gia đình theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP
Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”
Sau đó bạn có thể nộp đơn ly hôn ra tòa án theo thủ tục pháp luật quy định
– Nếu bị đơn (người bị kiện) là chồng bạn có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết;
– Nếu bị đơn (người bị kiện) không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân cấp Tỉnh/thành phố nơi nguyên đơn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết.
Thủ tục ly hôn hoàn thành theo quy định luật pháp Việt Nam
Một số vấn đề cần lưu ý đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 7 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP :
“4. Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là trường hợp trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cần phải tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự ở nước ngoài mà Tòa án Việt Nam không thể thực hiện được, cần phải yêu cầu cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện hoặc đề nghị Tòa án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
Thưa luật sư, bạn có thay đổi giấy khai sinh cho cháu nhưng có quy định phải có cả chữ ký của bố đẻ và mẹ đẻ trong giấy khai sinh mà trước đó bạn đã ly hôn và a nhất quyết không ký vào giấy khai sinh lại cho cháu bé e muốn hỏi có cần chữ ký của bố đẻ trong giấy khai sinh không hay chỉ cần bố hoặc mẹ ký là được.
Quy định về Bộ luật Dân sự năm 2005
Theo Điều 27, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ”.
Do vậy, bạn hoàn toàn có thể thay đổi họ tên cho con.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì “1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.”
Mặt khác, cháu bé hiện vẫn đang mang họ của người cha nên nếu muốn thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ thì về nguyên tắc phải có được sự đồng ý của cả cha và mẹ.
Trường hợp của bạn, mặc dù bạn đã ly hôn và chồng cũ của bạn không nuôi con nhưng việc này không làm ảnh hưởng đến quyền của người cha đối với đứa con chung. Do đó, nếu chồng cũ của bạn không đồng ý với việc thay đổi họ cho con thì bạn không thể thay đổi họ tên của con .
Như vậy, bạn muốn thay đổi tên con cần phải có văn bản đồng ý của chồng.
Nguồn: ngheluat.edu.vn