Quy định về hình phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng không chỉ khiến nền kinh tế suy giảm mà còn đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe người dùng. Vậy hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả sẽ bị Nhà nước xử phạt như thế nào?

Thuốc kém chất lượng rất đa dạng chủng Thuốc kém chất lượng rất đa dạng chủng

Theo Điều 6 Luật Dược 2016, nghiêm cấm hành vi kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc giả, kém chất lượng. Tuy nhiên do lợi nhuận khủng mà không ít cá nhân vẫn thực hiện hành vi vi phạm này.

Luật sư đại diện Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, dù số trường hợp ngộ độc, dị ứng thuốc do dùng phải thuốc kém chất lượng không quá phổ biến nhưng khi người bệnh uống phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng, cơ thể sẽ gặp phải tình trạng phản ứng thuốc như: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí gây sốc phản vệ đe dọa tính mạng.

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng rất đa dạng chủng loại từ kháng sinh, thuốc bổ vitamin, thuốc đặc trị tới thực phẩm chức năng, thuốc nam. Việc xử lý các trường hợp sản xuất, buôn bán thuốc giả là hết sức cần thiết.

Sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tới 120 triệu đồng

Theo Luật sư tư vấn, tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng mà hành vi sản xuất, buôn bán thuốc giả, kém chất lượng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng – 50 triệu đồng theo giá trị tương ứng của hàng thật (Điều 11 Nghị định 185/2013/NĐ-CP)

Sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tới 120 triệu đồng

Sản xuất, buôn bán thuốc giả có thể bị phạt tới 120 triệu đồng

Hành vi sản xuất hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng – 60 triệu đồng tùy thuộc vào giá trị tương ứng của hàng thật (Điều 12 Nghị định 185/2013/NĐ-CP)

Sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt gấp đôi mức phạt nêu trên tức là lên tới 120 triệu đồng.

Đồng thời, người thực hiện hành vi này còn có thể bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 6 – 12 hoặc 12 – 24 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Thêm vào đó, buộc tiêu hủy tang vật; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

Người có hành vi vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, quy định tại điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với hình phạt thấp nhất là 02 năm tù, cao nhất là tử hình.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.