Hiểu gì về tội tham nhũng theo Luật pháp Việt Nam?

Mong luật sư cho biết, một người bạn của tôi từng là kế toán trưởng của bệnh viện, nhưng vì nể tình mà giúp đỡ đồng nghiệp về vấn đề tài sản và đã tham nhũng nhận hối lộ số tài sản gần 2 tỷ, vậy người bạn của tôi sẽ phải chịu mức án như thế nào?

Tham nhũng là hành vi trái pháp luật Việt Nam

Tham nhũng là hành vi trái pháp luật Việt Nam

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về trang Nghề luật, đội ngũ Luật sư tư vấn sẽ trả lời đến bạn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý giải đáp hành vi tham nhũng

Luật phòng chống tham nhũng 2018

Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017

Bộ Luật tố tụng hình sự 2015

Tham nhũng là gì?

Theo khoản 2 điều 1 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Biểu hiện của hành vi tham nhũng

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm: Tham ô tài sản; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Giả mạo trong công tác vì vụ lợi; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi; Nhũng nhiễu vì vụ lợi; Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm: Nhận hối lộ; Tham ô tài sản; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ là gì?

Luật sư Nghề luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, các yếu tố cấu thành tội nhận hối lộ bao gồm nhiều mặt.

Mặt khách quan của tội nhận hối lộ có các dấu hiệu sau:

Biểu hiện của tham nhũng bao gồm có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn.

Biểu hiện của tham nhũng bao gồm có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Về hành vi:

– Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Tức là sử dụng chức vụ, quyền hạn như một phương tiện để thực hiện tội phạm.

– Có hành vi đã nhận hoặc sẽ nhận (nghĩa là tuy nhận nhưng có việc hứa hẹn, thỏa thuận trước việc nhận), tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất, phi vật chất khác dưới bất kì hình thức nào (như tiền, xe gắn máy, vàng, quà biếu…).

Việc nhận tiền, tài sản… có thể được thực hiện trực tiếp giữa người nhận hối lộ và người đưa hối lộ nhưng cũng có thể qua trung gian (như qua qua bưu điện, người môi giới,…).

Việc nhận tiền, tài sản hoặc các lợi ích đó có thể là cho chính người đó nhưng cũng có thể cho người khác hoặc tổ chức khác.

Trong đó, các hành vi nêu trên phải gắn liền với nhau và với điều kiện gồm:

– Để làm một việc (hành động) vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

– Hoặc để không làm một việc (không hành động) vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

– Đối với trường hợp người có chức vụ, quyền hạn chủ động đòi hối lộ thì tội phạm được coi là hoàn thành tính từ thời điểm người phạm tội tỏ rõ thái độ đòi hối lộ và người đưa hối lộ chấp nhận sự đòi hỏi đó. Trường hợp một trong hai bên tỏ thái độ hoặc đưa ra đề nghị đưa hối lộ nhưng một trong hai bên không chấp nhận (từ chối) thì không cấu thành tội nhận hối lộ vì hai bên vẫn chưa có sự thỏa thuận xong về việc đưa và nhận hối lộ.

Khách thể: Hành vi phạm tội xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước hoặc tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý và với động cơ vu lợi.

Chủ thể gồm hai nhóm, cụ thể là: Chủ thể của tội nhận hối lộ là người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị của nhà nước. Là người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước.

Hành vi này đã chạm vào khoản 4 Điều 354 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.