Sinh con thứ 3 có được hưởng chế độ thai sản?

Mong luật sư tư vấn: Tôi đang làm trong công đoàn trường và có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng vợ tôi thì không. Nay vợ tôi sinh con thứ 3 thì tôi có được chế độ thai sản không, tôi có bị xử lý kỉ luật sa thải không?

Chế độ thai sản đã được quy định trong luật pháp Việt Nam

Chế độ thai sản đã được quy định trong luật pháp Việt Nam

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về trang Nghề luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn giải đáp cụ thể như sau:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

Như vậy, trường hợp này bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 34 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về số ngày nghỉ chế độ thai sản:

2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

a) 05 ngày làm việc;

b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi dành cho nam giới

7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi dành cho nam giới

Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng bảo hiểm xã hội:

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Theo đó, mức trợ cấp của lao động nam trên được tính bằng 100% mức lương bình quân quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam chia cho 24 ngày X (nhân với) số ngày được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, Luật sư Nghề luật – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.

Bạn có thể tham khảo thêm hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm các giấy tờ sau đây:

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của con

– Chứng minh nhân dân

Như vậy, trường hợp này căn cứ vào việc vợ bạn sinh thường hay sinh mổ, thì bạn sẽ được hưởng các chế độ thai sản khi vợ sinh con thứ 3. Tuy nhiên, đối với vấn đề kỷ luật thì bạn cần tham khảo trong nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.

Nguồn: ngheluat.edu.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.