Nhặt được đồ không trả lại sẽ bị xử lý như thế nào?

Để bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại về tài sản do đánh rơi, pháp luật đã có những quy định về trách nhiệm và chế tài xử phạt cho người nhặt được tài sản.

nhat-duoc-do-khong-tra-lai-bi-xu-phat-nhu-the-nao

Nhặt được đồ không trả lại sẽ bị xử lý như thế nào?

Trách nhiệm của người nhặt được tài sản

Luật định nghĩa vụ, trách nhiệm của người phát hiện tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm như sau:

  • Đầu tiên, phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc giao nộp cho ủy ban nhân dân công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật (nếu không biết ai là chủ sở hữu).
  • Được quyền chiếm hữu tài sản đó tính từ thời điểm phát hiện đến thời điểm trả lại cho chủ sở hữu hoặc đến thời điểm giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, về nguyên tắc khi nhặt được tài sản của người khác do yếu tổ chủ quan hay khách quan, người nhặt được đều phải có trách nhiệm trả lại cho chủ sở hữu hoặc phải thông báo, giao nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu.

Chế tài xử lý với người nhặt được tài sản mà không trả lại

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009), nếu người nhặt được tài sản cố tình giữ lại tài sản đã nhặt được thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội chiếm giữ trái phép tài sản”. Cụ thể:

  • Với tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng/ cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được bị chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu đòi lại tài sản đó theo quy định: Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
  • Với tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên/cổ vật, vật có giá trị văn hoá, lịch sử có giá trị đặc biệt: Phạt tù từ một đến 5 năm.

Tóm lại, theo Nghề Luật, chỉ những trường hợp tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhưng với tư cách là một người công dân hiện đại của một đất nước giàu truyền thống thì bản thân nên lựa chọn một cách ứng xử văn minh phù hợp, tránh vì lợi ích nhất thời mà phải gánh chịu chế tài của pháp luật về sau.

Nguồn: Vnexpress.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.