Luật sư tư vấn: Ép trả nợ, viết giấy vay tiền có phạm tội không

Việc ép người khác trả nợ, viết giấy vay tiền, giấy nhận nợ xảy ra không ít trong xã hội. Vậy ép trả nợ, viết giấy vay tiền có phạm tội không?

Luật sư tư vấn: Ép trả nợ, viết giấy vay tiền có phạm tội không 

Việc ép người khác trả nợ, viết giấy vay tiền, giấy nhận nợ xảy ra không ít trong xã hội. Nguyên nhân có thể do người bị ép hoặc người thân thích của họ vay tiền đến hạn không trả, cũng có thể do đánh bạc thua chưa có trả nên bị ép viết giấy nhận nợ…

Khi bị ép viết giấy nhận nợ, người bị ép đã không tự nguyện mà bị cưỡng ép nên theo các quy định của Bộ luật Dân sự thì giấy nhận nợ này vô hiệu.

Hành vi ép trả nợ, ép viết giấy nhận nợ có dấu hiệu phạm tội “Cướp tài sản” theo Điều 133 BLHS.

Nếu người ép có các hành vi như dùng vũ lực (đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém…); đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc (dùng lời nói hoặc hành động đe doạ người khác phải viết giấy nhận nợ nếu không hành vi dùng vũ lực sẽ thực hiện ngay) hoặc hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được (đầu độc, gây mê…)

“Điều 133. Tội cướp tài sản

Đại diện pháp lý Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

Luật sư tư vấn: Ép trả nợ, viết giấy vay tiền có phạm tội không

Hành vi ép trả nợ, ép viết giấy nhận nợ có dấu hiệu phạm tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 135 – BLHS.

Theo các Luật sư tư vấn: Nếu người ép đe doạ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người bị hại nhằm buộc người đó phải viết giấy nhận nợ.

Trường hợp này khác tội Cướp tài sản ở chỗ, hành vi đe doạ dùng vũ lực trong tương lai chứ không ngay tức khắc, tức là có khoảng cách về mặt thời gian (nếu không viết giấy nhận nợ ngày mai sẽ bị đánh…); thủ đoạn uy hiếp tinh thần có thể là doạ sẽ tố cào hành vi sai phạm, bí mật đời tư, doạ sẽ huỷ hoại tài sản, giả danh là cán bộ, chiến sĩ Công an, Quân đội, Thuế vụ, Hải quan… để kiểm tra, bắt giữ, khám người có trách nhiệm về tài sản buộc họ phải giao nộp tiền hoặc tài sản…

“Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản:

Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
  • Gây hậu quả nghiêm trọng.

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Nguồn: ngheluat.edu.vn tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.